xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nga quan tâm đến bản thân Nga

NGÔ SINH

Mười năm sau cuộc sụp đổ tài chính năm 1998, tư thế của nước Nga trên thế giới trở nên mạnh mẽ hơn. Có lẽ chính vì thế, các nhà lãnh đạo hiện nay của Nga có những tham vọng to lớn trong chính sách đối ngoại

Vào giữa thập niên 2000, các điều kiện thuận lợi trên thị trường năng lượng và chính sách kinh tế vĩ mô khôn khéo của Chính phủ Nga đã kết hợp với nhau để tạo ra cho Kremlin một thế mạnh mà nước này chưa từng được nếm trải kể từ giữa thập niên 1980. Nga đã từng sử dụng tư thế này để tự xác nhận lại mình là một cường quốc trên vũ đài quốc tế – một trung tâm quyền lực và có ảnh hưởng.

Tầm nhìn và thực tế

Theo Polit.ru, chiến lược phát triển của Nga đến năm 2020 thực ra không phải là một chiến lược, mà là nét phác thảo tương lai một cách mơ hồ. Nó vạch ra nước Nga là một nền kinh tế hàng đầu thế giới (đứng thứ năm về GDP). Nó tự hào về sự ổn định xã hội (phần lớn dân số thuộc tầng lớp trung lưu) và tình trạng ổn định chính trị (hệ thống đa đảng, trong đó đảng cầm quyền thống trị). Một nước Nga như vậy có khả năng hiện đại hóa các lực lượng vũ trang và tự đổi mới thành một thế lực quân sự hiện đại có thể áp đặt sức mạnh trên phạm vi toàn cầu. Nó cũng khai thác tiềm năng của “sức mạnh mềm mại”: Thế giới người Nga sẽ quyến rũ hơn, quan điểm của người Nga có sức thuyết phục.

Nước Nga như vậy sẽ không chỉ bảo vệ và đẩy mạnh các lợi ích quốc gia một cách hiệu quả mà còn cạnh tranh với Mỹ, châu Âu và Trung Quốc như một đối thủ ngang tầm. Nga cũng sẽ là tảng đá góc tường trong hệ thống thống nhất của khu vực khối Âu- Nga, là “chất môi giới” toàn cầu giữa Đông và Tây, Bắc và Nam, thế giới Cơ đốc giáo và thế giới Hồi giáo. Nga sẽ là nhà lãnh đạo trí tuệ của thế kỷ 21, phát sinh những ý tưởng về khoa học và công nghệ cao cấp; đồng thời, quan điểm một thế giới chung và hợp nhất sẽ cắt tính hẹp hòi thiển cận và chủ nghĩa đơn phương của các hệ thống giá trị phương Tây và hiện đại hóa các hệ thống không phải của phương Tây.

Moscow hiện đang được lợi khi giá năng lượng tăng vùn vụt. Trong khi đó, các chính sách của Nga về mặt trận quốc tế lại tác động trở lại, bất chấp các cơ hội lớn hơn nhiều, bất chấp sự kiện bị phương Tây phê phán công khai, đặc biệt là Mỹ. Khi những người ở Điện Kremlin (phủ tổng thống) không che giấu sự phản đối các hành động của Nhà Trắng (dinh thủ tướng) nữa, họ xem ra vẫn còn không có khả năng đặt ra được một chương trình nghị sự của riêng họ. Những cố gắng của họ – chẳng hạn như đặt Zimbabwe vào chương trình nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh G-8 ở Nhật Bản – có vẻ như không nhiều hơn phản ứng trước các chính sách của phương Tây.

Nhìn chung, cộng đồng quốc tế đang bị lôi kéo vào những cuộc đấu tranh quyền lực. Nhưng sự ganh đua này có thể tạo nên sự hợp tác. Mỗi vấn đề đều có giá của nó. Bất cứ phản ứng nào cũng phải nằm trong một giới hạn.

Mỹ - Nga: Mối quan hệ lên men

Kể từ khi cựu tổng thống Putin thất bại trong việc nối lại mối quan hệ hữu nghị với Mỹ ngay sau sự kiện 11-9-2001, hai nước đã cảm thấy mệt mỏi về nhau.

Kremlin coi chính sách đối ngoại của Mỹ là một vấn đề đối với Liên bang Nga và là mối đe dọa đối với an ninh toàn cầu. Chính sách quân sự của Mỹ về cơ bản là chống lại Nga. Tuy vậy, các quan chức quân sự của Nga không hề lo ngại về việc công khai xác định Mỹ là kẻ thù mà Nga cần phải tự vệ về quân sự và chính trị như thời Liên Xô. Thông điệp này được phổ biến cả ở trong nước Nga, như một cách tập hợp lại sự hỗ trợ cho Điện Kremlin và cả ở bên ngoài biên giới, như một cách buộc Washington coi trọng vấn đề an ninh của Moscow. Tuy nhiên, Moscow có thể phớt lờ đi hậu quả có thể xảy ra của quan điểm khiêu khích này: Nếu Nga bị thu hút vào cuộc chạy đua vũ trang, đó sẽ là đoạn kết của kế hoạch 20 năm của Kremlin.

Trong khi quan tâm đến cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ, Moscow chẳng hề mong đợi điều gì đặc biệt. Sự giảm nhiệt trong quan hệ với Mỹ và các quốc gia châu Âu hiện được coi là hệ quả tất yếu của vị thế mạnh mẽ hơn của Nga. Bất kỳ niềm hy vọng nào của nước này đều được đặt vào các đối tác kinh tế cổ vũ cho các mối quan hệ với Nga để mưu lợi cá nhân. Những đối tượng này được xem là những đối tác có giá trị hơn các chính phủ ở đất nước của họ.

Cuối nhiệm kỳ tổng thống của ông Putin, Moscow đã nỗ lực để sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng và sức ép tuyên truyền lên Mỹ, các tổ chức châu Âu. Bất cứ nỗ lực nào để gây sự chú ý của Mỹ đều thất bại. Theo Polit.ru, mọi cuộc vận động và tuyên truyền đều chỉ bảo đảm rằng mối quan hệ của Nga với thế lực hàng đầu thế giới này sẽ không được cải thiện.

Bước đi đầu tiên: Cải tổ kinh tế

Sự kiện mang tính hạn chế đối với thế hệ các nhà lãnh đạo Nga hiện tại là sự sụp đổ của Liên Xô. “Thảm họa địa chính trị vĩ đại nhất” này, như ông Putin gọi, đã dạy cho họ những bài học quan trọng. Trước hết, sự ổn định của quốc gia phải đặt trên cơ sở tính cạnh tranh của nền kinh tế trong nước. Nền kinh tế sụp đổ sẽ dẫn đến nhà nước sụp đổ, bất chấp các lực lượng vũ trang lớn mạnh.

Cuộc cải tổ kinh tế là bước đi đầu tiên về phía hiện đại hóa đất nước nhưng thành công của cuộc cải tổ lâu dài này phụ thuộc vào mức độ và hiệu quả kiểm soát chính trị. Nói chung, công cuộc hiện đại hóa thường tiến hành nhiều giai đoạn. Bởi vì nền kinh tế là nền móng nên giai đoạn đầu bao gồm việc tạo ra tầng lớp trung lưu, nền tảng của sự ổn định xã hội. Giai đoạn kế tiếp, thiết lập hệ thống chính trị dân chủ. Các nhà lãnh đạo Nga khăng khăng rằng nước này tìm con đường riêng đến dân chủ và không bắt chước các khuôn mẫu khác hoặc tìm cách học ở người nước ngoài. Ngay thuật ngữ dân chủ không giới hạn hàm chứa tuyên bố của Nga về sự bình đẳng với các nước phương Tây.

Tóm lại, nền tảng chính sách đối ngoại của Nga là: Nước Nga quan tâm đến bản thân nước Nga, chứ không phải là một đế quốc bí mật nào đó hoặc những mối quan tâm toàn cầu trừu tượng. Nga cũng quan tâm đến kinh doanh: Điều gì tốt cho Gazprom thì tốt cho đất nước này. Nga cũng không để cho bất cứ ai can thiệp vào công việc nội bộ của mình – vấn đề dân chủ không hạn chế.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo