xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nga rầm rộ nâng cấp vũ khí

LỤC SAN

Nga đang tích cực nghiên cứu các phương án đáp trả chương trình “Tấn công toàn cầu chớp nhoáng” của Mỹ

Trong thời gian gần đây, chương trình “Tấn công toàn cầu chớp nhoáng” (PGS - còn gọi là “tấn công nhanh phi hạt nhân”) của Mỹ được Nga đề cập nhiều khi triển khai kế hoạch nâng cấp năng lực hạt nhân của mình.
img
Quân đội Nga phô trương sức mạnh tại cuộc diễu binh mừng chiến thắng phát-xít năm 2013 Ảnh: MOLODEJNO.RU

Mối đe dọa từ Mỹ

Thực ra, chương trình trên đã được Lầu Năm Góc nghiên cứu từ thời Tổng thống George W. Bush nhưng chỉ phát triển mạnh dưới thời Tổng thống Barack Obama. Trong tài khóa 2013, chương trình PGS nhận được gần 200 triệu USD.

Đề tài trên cũng xuất hiện thường xuyên hơn trong các cuộc đối thoại Nga - Mỹ và theo chiều hướng căng thẳng. Theo báo Kommersant, ông Obama nhắc đến chương trình PGS trong bức điện gửi Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 4 năm nay và xếp nó vào lĩnh vực ổn định về chiến lược. Chính vì kế hoạch phát triển PGS mà Moscow không mặn mà với lời kêu gọi giảm bớt hơn nữa kho vũ khí hạt nhân từ Washington.

Chiến lược PGS bao gồm việc chế tạo các loại tên lửa tầm xa và vũ khí siêu thanh mới có độ chính xác cao, có khả năng đánh trúng các mục tiêu trên toàn cầu tối đa sau 1 giờ nhận lệnh. Moscow càng lo ngại hơn khi Mỹ đã chuyển từ phát triển các vũ khí loại mới sang thử nghiệm vũ khí PGS trong mấy năm gần đây.

Tự tin đáp trả

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin, Chủ tịch Ủy ban Công nghiệp quân sự, nhiều lần tuyên bố Nga đang tích cực nghiên cứu các phương án đáp trả PGS, đặc biệt là không thể bỏ qua hệ thống vũ khí siêu thanh có độ chính xác cao. Tháng 6 năm nay, ông cảnh báo các lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga sẽ là mục tiêu chính nếu Mỹ phát động tấn công. Phát biểu tại Duma quốc gia gần đây, Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin khẳng định Nga đủ sức đáp trả bằng vũ khí hạt nhân.

Tuần trước, trong thông điệp liên bang hằng năm, Tổng thống Putin tỏ ra lo ngại các loại vũ khí chính xác cao có thể phá hỏng thế cân bằng lực lượng hiện hữu. Dù vậy, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yury Borisov tự tin: “Người Mỹ có thể có loại vũ khí này trong khoảng thời gian 2017-2018. Đến lúc đó, chúng ta đã có thể sẵn sàng đáp trả”.

Không nói suông, Nga đang nâng cấp vũ khí trên diện rộng cùng với việc triển khai tên lửa đạn đạo Iskander dọc biên giới các nước Baltic. Gần đây, Nga tuyên bố thay thế tên lửa đạn đạo liên lục địa Voyevoda (phương Tây gọi là Satan) bằng một loại mới tối tân hơn, nâng cấp hệ thống phòng không tầm ngắn Pantsir-S đánh chặn máy bay không người lái cũng như khôi phục “đoàn tàu hạt nhân” và trang bị cho nó loại tên lửa đạn đạo liên lục địa mới nhất.

Hơn nữa, Nga còn có kế hoạch hiện đại hóa khả năng phòng không để tiêu diệt vũ khí siêu thanh và phát triển vũ khí có độ chính xác cao mang đầu đạn hạt nhân. Tổng thống Putin lưu ý đến việc phát triển hệ thống phòng không thế hệ thứ năm S-500 có thể đánh trúng cả các mục tiêu trong không gian gần. Trước đó, ông Putin cam kết chi 755 tỉ USD để hiện đại hóa và nâng cấp sức mạnh quân đội trong 10 năm tới với mục tiêu “không để nước nào qua mặt về quân sự”.

Quân sự là một trong nhiều phương diện để Nga tìm lại vị thế trên trường quốc tế sau khi ổn định chính trị trong nước. Tuy nhiên, kinh tế có thể là rào cản lớn nhất. Để đạt tốc độ tăng trưởng 2,5% vào năm sau, Nga cần giá dầu ổn định ở mức cao nhưng đây là điều khó đoán.
 

Mỹ đưa người đồng tính đến Sochi

Đoàn thể thao Mỹ tham dự Thế vận hội mùa đông ở TP Sochi - Nga vào tháng 2-2014 sẽ có những người đồng tính, trong đó có VĐV quần vợt Billie Jean King và VĐV trượt băng nghệ thuật Brian Boitano.

Đây được xem là động thái phản đối luật bị xem là chống người đồng tính mà Moscow mới ban hành. Ngoài ra, theo đài CNN, sẽ không có thành viên nào trong gia đình Tổng thống Mỹ Barack Obama hoặc một bộ trưởng đương nhiệm tham dự các buổi lễ ở Sochi. Thay vào đó, đoàn thể thao Mỹ được dẫn dắt bởi cựu Bộ trưởng An ninh Nội địa Janet Napolitano, cố vấn Nhà Trắng Rob Nabors và đại sứ Mỹ tại Nga. Lễ bế mạc chỉ có sự tham gia của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ William Burns.

Rõ ràng việc các quan chức cấp cao Mỹ vắng mặt phần nào thể hiện sự không hài lòng của Washington với Moscow sau những rạn nứt liên quan đến “người thổi còi” Edward Snowden và cuộc khủng hoảng Syria. P.Nghĩa


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo