Sau khi 20 người tham gia thử nghiệm mắc Covid-19, việc phân tích đã được tiến hành để kiểm tra xem có bao nhiêu người nhiễm trong số này được tiêm vắc-xin so với giả dược. Con số 20 này thấp hơn đáng kể so với 94 trường hợp mắc Covid-19 trong quá trình thử nghiệm vắc-xin của 2 hãng dược Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức). Pfizer cho biết sẽ tiếp tục thử nghiệm cho đến khi có 164 trường hợp mắc Covid-19 trong số những người thử nghiệm để xác nhận tỉ lệ hiệu quả của vắc-xin. Trước đó, hai công ty này thông báo vắc-xin của họ tỏ ra hiệu quả đến hơn 90% trong việc ngăn ngừa lây nhiễm virus SARS-CoV-2.
Ông Alexander Gintsburg, Giám đốc Viện Gamaleya cầm lọ vắc-xin Sputnik V .Ảnh: REUTERS
Trong khi đó, RDIF cho biết cuộc thử nghiệm ở Nga sẽ tiếp tục trong 6 tháng nữa và dữ liệu sẽ được công bố trên một tạp chí y tế quốc tế hàng đầu. Nga đã đăng ký Sputnik V, vắc-xin do Viện Gamaleya phát triển, vào tháng 8 nhưng cuộc thử nghiệm quy mô lớn chỉ được tiến hành một tháng sau đó. Theo hãng tin Reuters, cuộc thử nghiệm giai đoạn 3 của Sputnik V đang diễn ra tại 29 bệnh viện khắp thủ đô Moscow và có sự tham gia của 40.000 tình nguyện viên, trong đó 25% người được tiêm giả dược. Bộ trưởng Công nghiệp Nga Denis Manturov cho biết Moscow đặt mục tiêu sản xuất 800.000 liều trong tháng này và sau đó là 1,5 triệu liều vào tháng 12.
Tuy nhiên, các chuyên gia độc lập cho rằng thông tin về cuộc thử nghiệm của Nga còn khá ít, khiến việc giải thích các số liệu được công bố hôm 11-11 là vô cùng khó khăn. Phản ứng lạc quan trước thông tin về cuộc thử nghiệm vắc-xin của Nga nhưng ông Stephen Griffin, chuyên gia tại Trường Y thuộc Trường ĐH Leeds (Anh), cho rằng cần phải xem xét toàn bộ dữ liệu trước khi đưa ra đánh giá về mức độ hiệu quả của loại vắc-xin này. Trong khi đó, ông Bodo Plachter, Phó Giám đốc Viện Virologie (Đức), nhấn mạnh vẫn cần theo dõi trong thời gian dài hơn trước khi có thể kết luận về hiệu quả và tác dụng phụ của vắc-xin.
Bình luận (0)