xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghệ thuật “ngũ tri” của Đặng Tiểu Bình

(Theo Kiến thức Ngày nay)

Đặng Tiểu Bình nguyên là một nhà lãnh đạo Đảng, nhà nước Trung Quốc. Ông được xem là vị “tổng công trình sư” khai sáng và đặt nền móng đầu tiên cho thời đại mở cửa, cải cách của đất nước Trung Hoa rộng lớn

Nếm mật, nằm gai, chờ đợi thời cơ

Khi Đại Cách mạng văn hóa ở Trung Quốc nổ ra, Đặng Tiểu Bình trở thành một trong những mục tiêu công kích kịch liệt của Hồng vệ binh. Trong các bài báo của tổ chức này, ông bị gọi là “tên đi theo đường lối tư bản số hai của “Trung Quốc” (sau Lưu Thiếu Kỳ). Giang Thanh (vợ Mao Trạch Đông) tố cáo Đặng Tiểu Bình có 10 tội lớn, quy về 4 hạng mục: coi thường Mao Trạch Đông’ phản đối cải cách giáo dục cao đẳng, văn hóa và nghệ thuật; có ý đồ phá hoại sự lãnh đạo của tập thể; thực hiện “độc tài tư sản” và khủng bố trắng. Cuộc vận động đấu tố Đặng Tiểu Bình đạt đến đỉnh điểm vào mùa hè năm 1967. Hàng ngàn Hồng vệ binh được phép tiến hành ngay “đại hội đấu tố” tại nhà ở của Đặng Tiểu Bình. Ông bị bắt quỳ xuống đất, hai cánh tay giương cao về phía sau (đây là cách xử tội “đi máy bay” mà Hồng vệ binh rất thích). Sau đó, Đặng Tiểu Bình bị giải trừ mọi chức vụ Đảng và chính quyền, chỉ còn danh hiệu đảng viên thường. Tháng 10-1969, khi bị giam lỏng vừa vặn 2 năm, Đặng Tiểu Bình bị đuổi ra khỏi Trung Nam Hải, đưa đến Nam Xương, thủ phủ tỉnh Giang Tây. Cuộc sống rất khắc khổ nhưng ông không vì thế mà nhục chí. Trong 2 năm “nằm gai nếm mật” ở Giang Tây, vị lãnh đạo bị thất sủng này đọc rất nhiều tác phẩm Mác - Lênin, các sách cổ kim của Trung Quốc và nước ngoài; nhờ vậy tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm sống giúp ích cho công tác về sau này.

Năm 1971, sau khi bất thành trong việc mưu sát Mao Trạch Đông, Lâm Bưu chạy trốn và chết vì tai nạn máy bay. Lập tức, Đặng Tiểu Bình nhận định rằng, kẻ thù chính trị chính của ông đã chết và đồng minh chủ yếu của ông (thủ tướng Chu Ân Lai) địa vị tất nhiên ngày càng ổn định vững chắc. Ông vội viết thư cho Mao Trạch Đông và Ban Chấp hành Trung ương Đảng thỉnh cầu cho phép trở về Bắc Kinh công tác. Không nhận được thư trả lời, tháng 8-1972 ông viết thư lần thứ 2, trong thư tỏ rõ ủng hộ Đại Cách mạng văn hóa, bởi vì Đại Cách mạng văn hóa đã làm lộ rõ chân tướng của những người như Lâm Bưu, Trần Bá Đạt. Ông còn kể tỉ mỉ những tình tiết, sự việc giao đấu với Lâm, Trần trong mấy chục năm qua, đồng thời cũng nói lên tâm trạng của ông sau khi rèn luyện. Bức thư được đưa đến tận tay Mao Trạch Đông. Kết quả, tháng 2-1973, Đặng Tiểu Bình được rời khỏi Giang Tây, trở về Bắc Kinh, được bổ nhiệm làm phó thủ tướng Trung Quốc, kết thúc một chặng đường gian truân khổ ải trong cuộc đời hoạt động chính trị của mình.

Đào tẩu vi thượng, bảo toàn mạng sống

Cuối tháng 10 đầu tháng 11-1975 , tình hình lại chuyển biến bất lợi cho Đặng Tiểu Bình. Nguyên nhân thật giản đơn: Mao Trạch Đông cho rằng mọi kế hoạch mà Đặng Tiểu Bình thực thi lâu nay đã bắt đầu uy hiếp đến truyền thống của Đại Cách mạng văn hóa. Hơn nữa, Đặng Tiểu Bình ủng hộ hiệu trưởng Trường Đại học Thanh Hoa đuổi 2 người ủng hộ bè lũ bốn tên (Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diệp Văn Nguyên và Vương Hồng Văn). Hai người này viết thư cho Mao Trạch Đông để cầu cứu và Mao Trạch Đông ủng hộ họ. Cuối tháng 11-1975, Hoa Quốc Phong, trong một cuộc họp, đã đọc bản tóm tắt tuyên bố của Mao Trạch Đông. Theo đó, Đặng Tiểu Bình bị tước bỏ mọi chức vụ trong chính phủ, chỉ còn lại công việc ngoại giao. Bốn tháng tiếp đó, hằng ngày ông đều phải chịu sự đả kích mãnh liệt của những kẻ thù chính trị. Đặng Tiểu Bình bị buộc phải làm bản tự phê bình. Song, khác với năm 1966, lần này ông kiên quyết chống lại. Ông suy nghĩ: Mao Trạch Đông không còn sống bao lâu nữa và một khi Mao chết thì không ai đủ uy quyền bắt ông phải tự làm nhục mình. Ông cũng nhận định: Nếu tự phê bình mình về bất kỳ hành vi nào thì sau khi Mao chết, nhận định xảy ra một cuộc đấu tranh chính trị và ông nhất định sẽ thất bại trong cuộc đấu tranh này. Gặp phải áp lực từ “bè lũ bốn tên”, đối sách của Đặng Tiểu Bình là không nói một câu nào, “im lặng là vàng”. Trong một lần bị “bè lũ bốn tên” liên tiếp tấn công, Đặng Tiểu Bình đáp lại bằng cách tắt máy nghe của mình (Đặng Tiểu Bình vốn bị nặng tai) và khi bị yêu cầu trả lời thì ông tuyên bố là không được nghe một tí gì họ nói nên không thể trả lời được. Trong tháng 2 và 3-1976, “bè lũ bốn tên” càng tăng cường tấn công Đặng Tiểu Bình. Chúng cho rằng, án của Đặng có tính chất “mâu thuẫn đối kháng” cho nên có thể bắt và thi hành bạo lực đối với ông. Không bó tay chịu chết, Đặng Tiểu Bình đã chủ động lên kế hoạch bí mật chạy trốn. Với sự tháp tùng của Hứa Thế Hữu, ủy viên Bộ Chính trị - tư lệnh quân khu Quảng Châu, ông đáp máy bay đi Quảng Châu, thoát hiểm một cách ngoạn mục. “Bè lũ bốn tên” vô cùng tức tối chẳng biết Đặng Tiểu Bình đi đâu?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo