Ngược lại tình trạng xuống cấp của môi trường tác động lại làm cho họ khốn đốn hơn.
Quyển sách tập hợp kết quả của 16 nghiên cứu tại nhiều nước, trong đó dân cư sống lệ thuộc vào nguồn nước, đồng cỏ, đất và rừng. Tại Trung Quốc và Nepal, quyển sách đã cho thấy người dân sống nhờ vào rừng để có cỏ làm thực phẩm gia súc, củi, dược liệu... như thế nào. Tại Mông Cổ, việc khai thác nguồn tài nguyên bừa bãi khiến nguồn nước ô nhiễm và đồng cỏ bị hủy hoại gây tác hại cho sức khỏe người nghèo. Nghiên cứu khác khảo sát sự tiếp xúc của người và gia súc đã tạo điều kiện lây truyền bệnh tật như bệnh SARS và cúm gia cầm.
Tuy những người quá nghèo thường có khuynh hướng khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng không phải cái nghèo làm cho môi trường xuống cấp. Trách nhiệm quản lý về mặt xã hội và nguồn tài nguyên mới là điều quan trọng. Quyển sách cảnh báo đây là thách thức lớn của chính quyền khắp châu Á trong đó có chế độ quản lý bảo đảm quyền được sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý và giúp cải thiện điều kiện sống của người nghèo. Theo dự báo, đến năm 2015, số người nghèo ở châu Á sẽ giảm còn trong khoảng từ 150 triệu – 300 triệu người sống với mức 1 USD mỗi ngày và khoảng 1,5 tỉ người sống dưới mức 2 USD mỗi ngày.
Bình luận (0)