xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghẹt thở ở Hồng Kông

Xuân Mai

GDP bình quân đầu người cao hơn Ý và gần bằng Anh, Pháp nhưng Hồng Kông không phải là nơi mà dân lao động phổ thông dễ sống

Trên tầng 1 của tòa chung cư cũ kỹ, 22 người đàn ông chen chúc trong một không gian rộng chưa đến 42 m2. Họ tá túc trong những căn phòng - nếu có thể gọi như vậy - được xếp chồng lên nhau dọc theo lối đi hẹp dẫn đến nhà vệ sinh.

Chỉ cần chỗ ngủ

Trong “căn phòng” chỉ đủ chỗ kê tấm nệm mỏng đặt lưng cộng với chiếc tivi nhỏ và vài cái kệ bé xíu, ông Ng Chi-hung - 55 tuổi, đang thất nghiệp - tỏ ra cam chịu: “May là trong phòng còn có máy điều hòa, nếu không sẽ không ngủ nổi. Chúng tôi đành phải thích nghi thôi”.
 
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, Hồng Kông có GDP bình quân đầu người cao hơn Ý và gần bằng Anh, Pháp. Nền kinh tế Hồng Kông bật dậy mạnh mẽ từ những năm 1980. Các lĩnh vực dịch vụ như ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh, bất động sản, hậu cần… ăn nên làm ra và thu hút gần 90% lao động ở đặc khu này, hầu hết là lao động trí thức.

Tuy nhiên, đây không phải là đất lành cho người lao động có trình độ thấp, theo GS Wong Hưng, người chuyên nghiên cứu về tình trạng nghèo khó và việc làm đô thị ở ĐH Trung Quốc tại Hồng Kông. Chi phí sinh hoạt ở đặc khu này thuộc loại đắt đỏ nhất thế giới, tạo thành gánh nặng khổng lồ trên lưng họ. 

 
img
Những căn phòng nhỏ xíu đang bành trướng ở Hồng Kông Ảnh: THE NEW YORK TIMES
 
Ông Ng Chi-hung từng phụ việc tại công trình xây dựng và làm thêm chân giao hàng nhưng chỉ kiếm được 7.000-8.000 đô la Hồng Kông mỗi tháng. Số tiền đó như muối bỏ biển nếu so với 1.440 đô la Hồng Kông (khoảng 4 triệu đồng) để thuê một chỗ ngủ rộng 1,4 m2 hằng tháng.

Theo báo New York Times (Mỹ), hiện có ít nhất 170.000 người sống trong những căn phòng siêu nhỏ ở Hồng Kông. Kiểu nhà ở ngăn phòng rất phổ biến trên hòn đảo, thuộc sở hữu tư nhân và hoàn toàn hợp pháp nếu đáp ứng được yêu cầu về an toàn, vệ sinh theo quy định của chính quyền.

Chờ đợi vô vọng

Theo thống kê của Tổ chức Xã hội vì cộng đồng Hồng Kông, phòng siêu nhỏ đã tồn tại nhiều năm nay, kể từ khi giá bất động sản tăng cao khiến người thu nhập thấp từ bỏ giấc mơ mua nhà. Số người thuê phòng đã tăng 20% trong 4 năm qua với giá thuê chiếm 1/3 thu nhập hằng tháng của họ.

Bà Yuen Luen-yuk, 49 tuổi, đã chuyển đến Hồng Kông được 8 năm. Bà kể: “Cuộc sống ở đây quá đắt đỏ. Vì vậy, tôi phải tiết kiệm nhiều hơn và cắt giảm tiền ăn”. Lom khom trong căn phòng có trần thấp đến nỗi không thể đứng thẳng người, bà than: “Tôi không dám nghĩ đến việc thuê một nơi khác tốt hơn vì sẽ bay hết cả tháng lương cho chủ nhà”.

Nhiều ý kiến cho rằng chính quyền nên hỗ trợ nơi ở tốt hơn cho những người dân này. Dù vậy, các chuyên gia lo ngại việc xây dựng những căn hộ chung cư nhỏ nhưng tiện nghi hơn có thể phải mất nhiều năm. Bên cạnh đó, số người đăng ký hỗ trợ nhà ở từ chính quyền đã tăng đến 230.000, cao hơn con số 165.000 người cách đây 2 năm.

Nhưng dù có hỗ trợ thì đối tượng ưu tiên vẫn là người đã lập gia đình hoặc người cao tuổi. Những người độc thân như ông Ng và bà Yuen sẽ còn mãi chờ đợi trong vô vọng. Bà Yuen tiếc nuối: “Nếu còn trẻ, tôi sẽ làm việc chăm chỉ hơn để tiết kiệm tiền mua nhà. Tôi không còn nhiều hy vọng nữa nên đành cố gắng sống tốt những ngày tháng còn lại”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo