Báo Washington Post ngày 8-9 cho biết hướng tiếp cận của ông Tillerson là tập trung vào ngoại giao cá nhân, tức liên lạc trực tiếp với giới lãnh đạo Nga và Trung Quốc, và thông qua các kênh Triều Tiên riêng.
Giả định chiến lược cốt lõi của ông Tillerson là nếu Mỹ có thể xây dựng quan hệ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin một cách tinh tế, các vấn đề khu vực phức tạp có thể được giải quyết hiệu quả.
Ông Rex Tillerson. Ảnh: Reuters
Khủng hoảng Triều Tiên là một ví dụ điển hình cho chính sách ngoại giao của ông Tillerson. Vị ngoại trưởng Mỹ đã đưa ra tín hiệu rằng Washington sẵn sàng đối thoại trực tiếp với Bình Nhưỡng nếu nhà lãnh đạo Kim Jong-un thể hiện được sự kiềm chế. Ông Tillerson muốn Trung Quốc đứng ngay sau nhà lãnh đạo Kim Jong-un ở bàn đàm phán và đặt ông vào thế khó.
Mặc dù Bình Nhưỡng có những phát biểu đầy mạnh mẽ, những người đại diện của quốc gia này đã phần nào thể hiện được sự quan tâm đến quá trình đàm phán và chất vấn vị trí của Mỹ. Tuy nhiên, hàng động của ông Kim Jong-un là thất thường và khó hiểu, theo Washington Post.
Ông Kim Jong-un. Ảnh: Reuters
Khi Triều Tiên có vẻ như muốn vào bàn đàm phán sau khi tuyên bố không tấn công tên lửa đảo Guam - Mỹ, ông Tillerson tuyên bố sẵn sàng thực hiện mong muốn này của Bình Nhưỡng.
Trớ trêu thay, Triều Tiên sau đó tiến hành 3 vụ thử nghiệm vụ vũ khí trong một động thái bác bỏ lời đề nghị của ông Tillerson một cách liều lĩnh. Một số nhà phân tích cho rằng Triều Tiên tiến hành thử nghiệm thêm tên lửa và bom với mong muốn có được vị trí càng cao càng tốt trong bàn đàm phán.
Ông Tillerson dường như có một niềm tin rằng Trung Quốc có thể ép Triều Tiên vào bàn đàm phán bằng cách áp đặt lệnh cấm vận xăng dầu chống lại Bình Nhưỡng. Giới chức Mỹ hy vọng ông Tập Cận Bình sẽ thực hiện bước đi này đơn phương, một động thái thể hiện sự lãnh đạo mạnh mẽ trước công chúng hơn là việc chờ đợi Mỹ đưa ra đề nghị cấm vận trong nghị quyết mới của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ).
Ông Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters
Ý tưởng chủ đạo thúc đẩy chính sách về Trung Quốc của ông Tillerson là những nguyên tắc cơ bản của mối quan hệ Mỹ-Trung đã thay đổi vì Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ hơn. Thông điệp mà ông Tillerson muốn gửi đến Bắc Kinh là hành động của ông Tập Cận Bình trong việc kiềm chế Triều Tiên sẽ định hình quan hệ Mỹ-Trung trong 50 năm tới.
Bất chấp loạt biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga, ông Tillerson vẫn tiếp tục làm việc với giới chức Mosow. Ngay cả khi quan hệ Washington-Moscow đang có chiều hướng xấu đi, ông Tillerson vẫn tin rằng ông đang đạt được những bước tiến thầm lặng trong vần đề Ukraine và Syria.
Về Ukraine, ông Tillerson ủng hộ lời đề nghị triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ để điều tra điều mà ông Vladimir Putin tuyên bố là Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tấn công lực lượng được Nga hậu thuẫn ờ miền Đông Ukraine. Điều này sẽ giúp thực hiện thỏa thuận Minsk.
Ông Vladimir Putin. Ảnh: Reuters
Về Syria, ông Tillerson cảnh báo Tổng thống Vladimir Putin rằng mối đe dọa thực sự đối với lợi ích Nga chính là sự gia tăng sức mạnh của Iran ở khu vực này, đặc biệt là khi chế độ ông Bashar al-Assad chiếm lại được khu vực Deir al-Zour, miền Đông Syria. Để đối phó với Iran, ông Tillerson ủng hộ một bước đi chớp nhoáng của Lực lượng Dân chủ Syria được Mỹ hậu thuẫn nhằm kiểm soát khu vực thấp hơn là thung lũng Euphrates.
Washington Post nhận định ông Tillerson là một người thầm lặng trong đội ngũ ngoại giao của chính quyền Tổng thống Donald Trump và dường như vị ngoại trưởng Mỹ bỏ ngoài tai những lời chỉ trích nói rằng kỹ năng giao tiếp của ông yếu kém.
Là cựu giám đốc điều hành của tập đoàn dầu khí ExxonMobil, ông Tillerson chắc chắn sẽ nghĩ rằng ông có nhiều nhiệm vụ cấp bách hơn là đối phó với truyền thông.
Bình luận (0)