"Cuộc nội chiến ở Ukraine, đã tiếp diễn suốt 8 năm, còn lâu mới kết thúc. Cơ quan chức trách của các nước này không có ý định giải quyết mâu thuẫn bằng ngoại giao. Thật không may, chúng tôi thấy rằng Mỹ và các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ủng hộ ý định quân sự hóa của Kiev, cung cấp vũ khí cho Ukraine và cử các chuyên gia quân sự đến đây" - trích lời ông Lavrov.
Trong bối cảnh các cuộc đàm phán căng thẳng được tổ chức để thảo luận vấn đề Mỹ mô tả là mối đe dọa quân sự nghiêm trọng của Nga đối với Ukraine, bình luận của ông Lavrov là phát biểu mới nhất trong một loạt các tuyên bố có phần chưa nhất quán từ Nga. Trước đó vài giờ, một quan chức khác của Nga nói rằng Điện Kremlin hài lòng với cuộc điện đàm giữa lãnh đạo hai nước.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov. Ảnh: Reuters
Vào đầu tháng 12, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo Moscow có thể tìm đến các biện pháp "kỹ thuật quân sự" như giải pháp cuối cùng nếu các cuộc đàm phán thất bại. Tuy nhiên, sau khi Tổng thống Joe Biden và Tổng thống Putin đàm đạo khoảng 50 phút hôm 30-12, ông Yuri Ushakov, cố vấn chính sách ngoại giao của ông Putin, từ chối tiết lộ liệu một mối đe dọa cụ thể về hành động quân sự có xuất hiện hay không.
Mặc dù cuộc đàm phán kết thúc mà không nói rõ về ý định của Điện Kremlin sau khi tăng cường khoảng 100.000 quân ở biên giới Ukraine nhưng cả hai bên đều cho biết đây là hoạt động mang tính xây dựng.
Cuộc điện đàm được xem là nỗ lực của cả hai bên nhằm định hình cục diện ngoại giao trước khi các cuộc đàm phán về cuộc khủng hoảng Ukraine bắt đầu ở Geneva vào ngày 10-1 và sau đó chuyển đến Brussels và Vienna vào cuối tuần, theo các quan chức Nga và Mỹ.
Nga yêu cầu NATO và Mỹ rút quân khỏi khu vực và cam kết không kết nạp các thành viên Đông Âu mới vào liên minh. Trong cuộc gọi ngày 30-12, các quan chức Mỹ cho biết ông Biden đã nói rõ rằng các nước phương Tây sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt nghiêm khắc nếu Nga tăng cường các hoạt động quân sự dọc biên giới Ukraine. Đáp lại, ông Putin cảnh báo hành động trên có thể dẫn đến "sự rạn nứt hoàn toàn" trong quan hệ các nước.
Bình luận (0)