icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngòi nổ chiến tranh Ấn Độ -Pakistan đã được tháo gỡ như thế nào?

Đỗ Chuyên (THEO TST)

Cuối tháng 6-1999, Ấn Độ và Pakistan đứng bên bờ vực chiến tranh hạt nhân trong cuộc xung đột về vấn đề Kashmir. Cả 2 nước cố kéo Mỹ vào cuộc, đặt Tổng thống Bill Clinton vào tình thế khó khăn.

Cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Strobe Talbott kể lại thời điểm gay cấn đó trong cuốn khảo luận Engaging India: Diplomacy, Democracy and the Bomb (Kéo Ấn Độ vào cuộc: Ngoại giao, dân chủ và trái bom) vừa xuất bản

Tháng 5-1999, lính biệt kích Pakistan xâm phạm lãnh thổ Ấn Độ ở Kashmir. Cuối tháng 6, Ấn Độ tấn công bằng không quân và pháo binh để trả đũa. Pakistan yếu thế, có ý định đánh trả bằng vũ khí hạt nhân dù biết Ấn Độ cũng có loại vũ khí hủy diệt này. Ngày 4-7-1999, Bill Clinton và các cố vấn an ninh quốc gia của ông gặp khẩn cấp Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif để kịp thời tháo ngòi nổ chiến tranh.

Tình hình hết sức khẩn trương. Trong thư gửi Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif và Thủ tướng Ấn Độ Atal Vajpayee, Tổng thống (TT) Clinton không còn giữ thái độ trung lập có tính toán mà 2 vị thủ tướng này chờ đợi, với Pakistan là hy vọng và Ấn Độ là âu lo. Ông Clinton đặt điều kiện tiên quyết cho một giải pháp là Pakistan phải rút lui và đây phải là cái giá cho sự dính líu về ngoại giao của Mỹ mà họ mong muốn từ lâu. Giữa tháng 6, Clinton gọi điện thoại cho 2 nhà lãnh đạo Ấn Độ, Pakistan nhấn mạnh yêu cầu của Mỹ.

Mỹ tố cáo lực lượng vũ trang Pakistan xâm nhập Ấn Độ và tuyên bố công khai rằng hầu hết 700 quân xâm nhập qua đường ranh giới kiểm soát ở Kashmir là thuộc Quân đoàn 10 Pakistan. Cuối tháng 6-1999, Clinton nói với Sharif Mỹ coi Pakistan là kẻ xâm lược. Nếu Sharif không ra lệnh rút quân, Mỹ sẽ giữ lại 100 triệu USD Pakistan vay của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

. Chân lý sức mạnh:

Một câu chuyện về cựu tổng thống Clinton, bằng sách lược ngoại giao cá nhân đã ngăn chặn được cuộc chiến tranh hạt nhân ở Nam Á, thật đáng suy ngẫm trong bối cảnh Ấn Độ và Pakistan đang từng bước hòa giải, cải thiện quan hệ trong tình hình Trung - Đông còn nhiều phức tạp.

Ngày 3-7, Sharif báo cho Clinton ông đã sẵn sàng bay sang Washington, dù biết không được mời. Clinton cảnh báo Sharif không nên đến Washington nếu không sẵn sàng tuyên bố rút quân không điều kiện. Nếu không, chuyến đi chỉ càng làm cho tình hình tồi tệ hơn. Thủ tướng Pakistan không chấp nhận điều kiện, chỉ nói chuyến đi đã khởi hành. Clinton nói: “Lão ấy sang đây chỉ với một lời nguyện cầu”. Cố vấn Hội đồng An ninh Quốc gia Bruce Riedel tiếp lời: “Đúng, ông ta cầu nguyện chúng ta (Mỹ) đừng bắt ông ta làm một việc phải làm để chấm dứt cuộc khủng hoảng hiện nay”.

Lập trường cứng rắn. - Không khó dự đoán Sharif muốn gì. Đề nghị đầu tiên của ông ta sẽ là một cuộc ngừng bắn, sau đó là đàm phán do Mỹ làm trung gian. Sharif nhượng bộ thì việc quân đội Pakistan rút lui là điều kiện để Ấn Độ thỏa thuận hai bên đàm phán trực tiếp do Mỹ khởi xướng và làm trung gian. Hoặc là ông ta có thể cả quyết rằng sự xâm nhập của quân đội Pakistan đã buộc Ấn Độ, do sức ép của Mỹ, phải chấp nhận các điều kiện của Islamabad.

Sau nhiều cuộc họp tại văn phòng của Cố vấn An ninh quốc gia Sandy Berger, mọi người quyết định kiến nghị Bill Clinton đặt Sharif trước một sự lựa chọn khắc nghiệt không có được 2 điều ước muốn nói trên. Mỹ sẽ đưa ra cho ông ta 2 tuyên bố báo chí để chọn thông cáo nào sẽ được công bố sau cuộc hội đàm.

Tuyên bố thứ nhất ca ngợi ông là người kiến tạo hòa bình vì đã rút quân, khôi phục và tôn trọng đường ranh giới kiểm soát ở Kashmir. Tuyên bố thứ hai lên án ông khơi mào cuộc khủng hoảng và leo thang chiến sự sau chuyến đi Washington thất bại.

Trước ngày Sharif tới Washington, Mỹ được biết Pakistan có thể đang chuẩn bị triển khai lực lượng hạt nhân. Thật là tai họa. Khi Clinton triệu tập các cố vấn của ông tới Phòng Bầu dục, Sandy Berger thông báo đêm qua đã nhận được thêm nhiều tin đáng lo ngại về việc Pakistan sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân. Clinton nói sẽ dùng tin này để “uy hiếp tinh thần Sharif”.

Cuộc bàn luận càng khiến Clinton lo sợ: Thế giới đã ở sát miệng hố chiến tranh hạt nhân hơn cả tại thời điểm cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba năm 1962. Nhưng khác với Khrushchev và Kennedy hồi đó, các ông Vajpayee và Sharif đều không hiểu họ đang ở kề miệng hố nên hiểm họa họ nhắm mắt bước qua là lớn gấp bội. Hiểm họa càng rõ rệt ở chỗ Sharif không biết Bộ Chỉ huy quân sự tối cao của ông ta đang làm những gì, cũng không biết ai hoàn toàn nắm bộ chỉ huy này.

Sức ép thành công. - Clinton đã nhiều lần yêu cầu Sharif hợp tác đưa trùm khủng bố Bin Laden mà họ bảo trợ thông qua chính quyền Taliban ở Afghanistan ra trước công lý. Sharif hứa nhưng không thực hiện. Mỹ chuẩn bị ra tuyên bố báo chí vạch trần vai trò của Pakistan ủng hộ chủ nghĩa khủng bố ở Afghanistan và cả ở Ấn Độ thông qua việc trợ giúp quân du kích Kashmir.

Clinton giận tím mặt, trừng mắt, mím môi, hai bàn tay nắm chặt. Ông nói Sharif thật là điên rồ khi đã cho quân xâm phạm ranh giới kiểm soát ở Kashmir, làm nổ ra cuộc chiến tranh biên giới với Ấn Độ và giờ đây lại chuẩn bị sử dụng lực lượng hạt nhân. Sharif hình như bị hạ gục cả về thể chất và tinh thần. Ông ta chối không hề ra lệnh chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân và thừa nhận rất lo cho đời ông.

Khi 2 nhà lãnh đạo Mỹ, Pakistan tạm nghỉ giải lao khoảng 1 giờ rưỡi, Clinton đề nghị mỗi bên hội ý với các cố vấn của mình. Ông thông báo tình hình cuộc hội đàm. Sau khi đã tận dụng tối đa “tuyên bố xấu” đã chuẩn bị trước, Clinton nói giờ đây là lúc đưa ra “tuyên bố tốt”. Tuyên bố này có dùng vài ba câu chữ trong thư của Sharif gửi cho Thủ tướng Ấn Độ Vajpayee. Nhưng câu quan trọng nhất là do các cố vấn của Clinton viết, coi như đúc kết kết quả cuộc hội đàm. Đó là “Thủ tướng (Pakistan) đã thỏa thuận có những bước đi cụ thể và cấp bách để khôi phục đường ranh giới kiểm soát ở Kashmir”. Tuyên bố kêu gọi ngừng bắn nhưng chỉ sau khi quân Pakistan rút về bên kia đường kiểm soát. Tuyên bố không quên tái khẳng định kế hoạch Clinton đi thăm Nam Á.

Cuộc gặp gỡ nhanh chóng kết thúc trong niềm vui, ít nhất đối với Clinton.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo