Petrov không bao giờ nhận mình là anh hùng: “Đơn giản tôi được đặt đúng chỗ và đúng thời điểm”. “Đúng thời điểm” là đêm
Đêm 26-9, tín hiệu phát ra từ hệ thống điện tử yêu cầu Petrov và các đồng nghiệp phải thực hiện ngay nhiệm vụ - bấm nút. Petrov nhớ lại: “Bắt đầu từ những tín hiệu trên màn hình sau đó đèn đỏ nhấp nháy liên tục cho biết báo động ở mức cao nhất. Một cú sốc khủng khiếp”. Lúc đó mọi người đều bật khỏi ghế và nhìn Petrov. Dù là người trực tiếp đề ra các “quy trình” dẫn tới việc bấm nút, Petrov cũng chẳng biết phải quyết định như thế nào vào thời điểm đó. Petrov và các đồng nghiệp kiểm tra lại các hệ thống, tất cả đều chính xác, báo động ở mức 30 độ - mức cao nhất. Thời khắc đó, Petrov chỉ được chọn 1 trong 2 khả năng: Hoặc nhấn nút phát tín hiệu và sau đó quyết định cuối cùng sẽ phụ thuộc vào Tổng Bí thư Andropov đang “quản lý” vali hạt nhân; hoặc nhấn vào nút tắt tín hiệu báo động và chịu mọi hậu quả như phải ngồi tù...
Sau đó người ta mới biết hệ thống kỹ thuật ở
Sau sự kiện trên ít tháng, gia đình Petrov chuyển tới Friazino, gần Matxcơva nơi họ được cấp một ngôi nhà. Mặc dù tình huống trên đã được tướng Votintsev tiết lộ từ cuối năm 1983, nhưng đầu những năm 1990 Petrov mới bắt đầu trả lời phỏng vấn và nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Cả thế giới ngưỡng mộ Petrov và xem ông là người hùng. Một thương gia Đức đã bỏ tiền mời ông du lịch khắp châu Âu. Tuy nhiên, tại Liên Xô và bây giờ là LB Nga, Petrov đang bị lãng quên vì rất ít báo Nga viết về ông.
Cuộc sống của Perov hiện rất khó khăn (vợ mất do bệnh tật) với mức lương hưu 5.000 rúp (200 USD)/tháng cho 35 năm phục vụ trong quân đội và 10 năm gắn bó với nền công nghiệp quốc phòng. Gần đây ông phải nằm liệt giường vì bệnh đau chân trong khi cậu con trai tốt nghiệp ĐH vẫn chưa tìm được việc làm. Dù cuộc sống khó khăn, nhưng Petrov luôn trân trọng những gì mình đã trải qua. Ông cho biết sẽ không vì cuộc sống giàu sang mà tới Mỹ để nhận phần thưởng Công dân danh dự như lời đề nghị của chính quyền Mỹ.
Bình luận (0)