xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Người da đen ngu hơn người da trắng”?

(TT&VH)

Ở Mỹ vẫn tồn tại dai dẳng luận điểm cho rằng: “Người da đen ngu hơn người da trắng”. Các nhà đấu tranh cho bình quyền ở nước này đã hết sức tức giận khi mới đây một tạp chí nghiên cứu khoa học có tiếng đã cho đăng một bài viết hoà cùng giọng điệu này của các tác giả Arthur Jensen Philippe Rushton.

Sẽ khá oan ức cho Arthur Jensen nếu xếp ông vào nhóm những kẻ cực hữu ngu ngốc: Ông là giáo sư tại Trường ĐH Berkeley (California) và thường xuyên có bài đăng ở các tạp chí chuyên ngành danh tiếng. Cùng với đồng nghiệp Philippe Rushton, Jensen vừa cho ra đời công trình nghiên cứu mang tên 30 năm nghiên cứu về sự khác biệt trong khả năng tư duy giữa các chủng tộc, đăng trong tạp chí của Hiệp hội Tâm lý học Mỹ (APA) với lời khẳng định, người da đen ngu hơn người da trắng, "do vậy nếu họ đẻ ít đi thì tốt hơn". Nói cách khác, việc dân da đen đẻ nhiều sẽ đe dọa tương lai của nước Mỹ. Thật ra, từ 1969 Jensen đã khơi lên đề tài này với một bài báo đăng trong tạp chí Harvard Educational Review, trong đó khẳng định sự khác biệt giữa trí thông minh của người da đen và da trắng và nguyên nhân di truyền.

Năm 1994, có một cuộc tranh luận lớn đã nổ ra giữa những người nghiên cứu về đề tài này. Khi ấy nhà tâm lý học Richard Hernstein và nhà xã hội học Charles Murray viết bài The Bell Curve (Đường cong quả chuông), dụng ý nhắc đến một luận thuyết của nhà toán học vĩ đại Gauss rằng số người cực thông minh và số người thậm ngu rất hiếm, đa số nhân loại có một trí thông minh tầm tầm. Tuy nhiên, đồ thị (hình đường cong như quả chuông) ở người da đen khác với người da trắng: Chỉ số thông minh (IQ) trung bình của họ thấp hơn.

Ai ngu hơn ai?

Khi đo IQ của các chủng tộc một cách khoa học - và người tiến hành đo đều là các nhà nghiên cứu không mảy may bị nghi ngờ có thái độ phân biệt chủng tộc - quả thật IQ trung bình của người da đen thấp hơn người da trắng từ 10% -15%, đó là một sự thật khách quan hiển nhiên. Lý do được nhiều nhà xã hội học ủng hộ là người da đen, xét về lịch sử cũng như hoàn cảnh xã hội hiện tại đều bị rơi vào tình cảnh thiệt thòi hơn, thêm vào đó là thói quen ăn uống và cách hành xử của các bà mẹ da đen trong khi mang thai cũng có tác động đến trí khôn của thai nhi.

Nhưng Hernstein và Murray đại diện cho một cách lý giải khác, theo họ đó là hậu quả mang tính di truyền. Không phải người da đen ngu vì nghèo, mà họ nghèo vì ngu. Cuốn sách của hai tác giả trên gây nên làn sóng phản kháng của phái tả: Hàng loạt bài báo và sách ra đời, chứng minh rằng công trình nghiên cứu của Hernstein và Murray thiếu tính khoa học, là một lý thuyết phản Darwin về khía cạnh xã hội học.

Lý thuyết của Jensen và Rushton có phần ôn hòa hơn, họ

cho rằng sự khác biệt về IQ cũng do di truyền nhưng không tuyệt đối, mà phụ thuộc tới 50% vào tác động của môi trường xã hội. Hay nói khác đi, học hành tử tế có thể cân bằng những khiếm khuyết bẩm sinh.

Cuộc tranh luận tiếp diễn

Để minh chứng những kết quả trên, Jensen và Rushton nêu ra một loạt công trình nghiên cứu ở các nước khác, phân tích thể tích não bộ và tốc độ phản ứng, so sánh các cặp song sinh sống tách biệt v.v... Tuy nhiên, nhiều đồng nghiệp cho rằng tất cả chỉ là bình mới rượu cũ. Cũng trong tạp chí của APA còn in 4 tham luận khác về đề tài này của các tác giả thuộc vào bậc kiệt xuất trong ngành, trong đó có 3 bài phản biện gay gắt. Richard Nisbett ở ĐH Michigan quả quyết rằng sự khác biệt từ 10%-15% là dựa vào những dữ kiện lạc hậu. Trong nhưng thập kỷ gần đây đã có chuyển biến rõ rệt, cho thấy hầu như không có sự khác biệt nào nữa giữa hai chủng tộc. Lisa Suzuki và Joshua Aronson từ ĐH New York thì cho rằng khái niệm “chủng tộc” không được coi là một thuật ngữ mang tính khoa học nữa, vì trong số 15.000 đến 20.000 cặp gien của con người chỉ có 6 cặp (0,03%) liên quan đến màu da!

"Hiệu ứng thoái hóa gien”

Xem lại một bài đối thoại của Arthur Jensen từ năm 1992 với tạp chí Nước Mỹ phục hưng cực hữu, có thể biết rõ hơn về tác giả này. Cuối buổi phỏng vấn Jensen đưa ra khái niệm "Hiệu ứng thoái hóa gien” –đồng nghĩa với xã hội Mỹ

ngu đi khi người Mỹ da đen tăng tỉ lệ sinh sản. "Tôi tin rằng xã hội có quyền tự vệ chống lại các nguy cơ từ bên ngoài và từ bên trong. Hiệu ứng thoái hóa gien một ngày nào đó có thể hiển hiện đến mức mọi người sẽ nhận ra rằng chính phủ phải ra tay”.

APA cũng cho ra một số đặc biệt về mối nguy hại từ kết quả những công trình nghiên cứu chủng tộc lệch lạc, nhưng việc bài báo của Jensen và Rushton được in ra sau khi 4 giám định viên độc lập duyệt trước chứng tỏ các vấn đề về học thuyết chủng tộc chưa bao giờ là tàn dư của một hệ tư tưởng cũ cả.

Jane Goodman- Delahunty, người chịu trách nhiệm xuất bản tạp chí chuyên ngành của APA, biện luận: “Tạp chí đăng tải các tham luận để xây dựng một diễn đàn, nhằm thẩm tra và tranh luận về những phương pháp được ứng dụng cũng như về các dữ kiện". Robert Sternberg, nhà nghiên cứu cựu trào đồng thời cũng có bài chống lại Jensen và Rushton đăng trong tạp chí, đưa ra nhận định khác hẳn: "Chất lượng của khoa học không chỉ phụ thuộc vào chất lượng của những cách giải quyết vấn đề, mà còn phụ thuộc vào cách chọn vấn đề để giải quyết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo