Cảnh sát huyện Hertfordshire, thành phố London, Anh cho biết họ đã được hàng xóm của ông Hoare báo vụ việc qua điện thoại lúc 10 giờ 40 phút ngày 18-7. Đến nhà của ông Hoare, nằm trên đường Langley, thị trấn Watford, họ tìm thấy một người đàn ông khoảng 40 tuổi nằm bất động trên lầu một.
Cảnh sát cho biết thêm phải chờ kết quả các xét nghiệm về độc tố trong người Hoare mới biết được tại sao “người thổi còi” vụ xì-căng-đan nghe lén điện thoại của tờ NOTW chết. Nghĩa là phải chờ thêm vài tuần nữa, trong khi dư luận không ngớt bàn tán nghi ngờ đủ chuyện về cái chết đột ngột của ông Hoare bởi nó không được bình thường.
Ngay cả thái độ của cảnh sát trong vụ này cũng có cái gì đó khó hiểu, theo nhật báo The Guardian. Tờ báo dẫn lời những người hàng xóm cho biết sau khi 3 xe cảnh sát và 2 xe cứu thương đến hiện trường lúc 11 giờ và rút lui lúc 15 giờ, mãi đến 21 giờ 15 phút, xe cảnh sát đội khoa học hình sự mới đến thu thập chứng cứ pháp y.
Muốn làng báo trong sạch hơn
Nhà của ông Hoare. Ảnh: PA
Vì có những lời cáo buộc nói trên, Scotland Yard (SY, tức Sở Cảnh sát London) từng triệu tập ông Hoare để thẩm vấn. Tuy nhiên, trong quá trình thẩm vấn, do cảm thấy bị coi là nghi phạm chứ không phải nhân chứng nên ông Hoare không chịu hợp tác khiến SY phải dừng cuộc điều tra.
Cách đây hai tuần, ông Hoare lại tiết lộ trên tờ NYT một chi tiết động trời khác là phóng viên tờ NOTW hối lộ cảnh sát để biết vị trí của đối tượng săn tin thông qua nghiệp vụ cảnh sát có tên gọi là “pinging”. Chi tiết nghiệp vụ “pinging” sau đó cũng được ông Hoare trình bày chi tiết trên tờ The Guardian.
Tại sao ông Hoare nói huỵch toẹt bí mật làm ăn của NOTW? Ông giải thích “tôi quyết định thổi còi hoạt động của một số đồng nghiệp ở NOTW với hy vọng làng báo Anh trở nên trong sạch hơn”.
Giết người diệt khẩu?
Theo nhận định của nhật báo The Independent, mặc dù cái chết của ông Hoare đầy nghi vấn và bí ẩn, đây khó có thể là một vụ “giết người diệt khẩu” bởi 5 lý do dưới đây.
Một, ông Hoare không phải là người duy nhất biết chuyện làm sai trái của tờ NOTW. Ông cũng không phải là người duy nhất tố giác sếp Coulson làm bậy. Tờ NYT cho biết họ đã hỏi 12 phóng viên của tờ NOTW và người nào cũng nói nghe lén điện thoại rất phổ biến.
Hai, cuộc điều tra vụ NOTW nghe lén điện thoại của cảnh sát London mang tên “chiến dịch Weeting” không chỉ dựa vào lời tố cáo của Hoare mà còn nhiều đầu mối khác như email chứa trong hồ sơ lưu trữ điện tử của Công ty News International (NI), cơ quan chủ quản của NOTW và The Sun, hóa đơn thanh toán điện tử và ghi âm điện thoại. Hơn nữa, kể từ khi NOTW sa thải ông Hoare vì nghiện rượu và ma túy, cảnh sát không coi ông là nhân chứng đáng tin cậy.
Ông Sean Hoare tại nhà. Ảnh: Eyevine
Bốn, cuộc điều tra cái chết của ông Hoare do cảnh sát Hertfordshire tiến hành chứ không phải SY. Chuyện cái chết của ông không do tác động từ bên ngoài khiến các nhà điều tra tài giỏi của cảnh sát địa phương thất vọng vì không có dịp để chứng minh tài năng với đồng nghiệp ở SY.
Năm, sức khỏe của ông Hoare không tốt, nước da vàng vọt do hậu quả nghiện ma túy và rượu. Bác sĩ riêng tiên liệu ông sẽ chết vì hậu quả nghiện ngập.
The Independent kết luận rằng nếu có cái gì đáng nhớ về nhà báo Sean Hoare thì đó là một người can đảm dám nói lên sự thật đáng tởm mà ông cũng có góp phần chứ không phải cách ông ấy chết.
Kỳ tới: Chiếc laptop trong thùng rác
Bình luận (0)