Lợi ích quốc gia và áp lực lên ngành công nghiệp dược phẩm sinh lợi đã châm ngòi một vụ nổ địa chính trị đối bất kỳ quốc gia nào có khả năng tiếp cận với vắc-xin tiềm năng trước. Chính phủ Pháp mới đây chỉ trích Công ty Dược phẩm Sanofi (Pháp) sau khi hãng này tuyên bố Mỹ chứ không phải châu Âu sẽ nhận được lô hàng vắc-xin đầu tiên nếu chúng hiệu quả.
Trong cuộc phỏng vấn của hãng tin Bloomberg, Giám đốc điều hành Tập đoàn Sanofi, ông Paul Hudson, cho biết Mỹ có quyền đặt hàng trước với số lượng lớn nhất vì là quốc gia đã mạo hiểm rót tiền đầu tư vào dự án nghiên cứu. Ngay lập tức, Thứ trưởng Tài chính Pháp Agnes Pannier-Runacher phản đối lý do trên là "không thể chấp nhận được, đặc biệt trong bối cảnh hiện tại".
Leg: Một người đàn ông đeo khẩu trang đi ngang qua trụ sở Hãng dược Sanofi ở Paris- Pháp hồi cuối tháng 4. Ảnh: Reuters
Nhanh chóng xoa dịu căng thẳng, người đứng đầu hãng dược Sanofi (Pháp) cam kết một loại vắc-xin hiệu quả sẽ "có đủ cho tất cả". Cuộc tranh cãi vẫn chưa dừng lại đó. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có kế hoạch gặp giới lãnh đạo Sanofi vào tuần tới để thảo luận về vấn đề này.
Tại Anh, hãng dược phẩm AstraZeneca cũng ưu tiên cho Anh trong dự án nghiên cứu vắc-xin của riêng mình. Nếu căng thẳng về việc tiếp cận vắc-xin tiềm năng giữa các nước tiếp tục tăng, nguy cơ xảy ra cuộc chiến thương mại vắc-xin là điều không thể tránh khỏi. Kịch bản này sẽ là đòn giáng lên cam kết của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khi cho rằng vắc-xin là sản phẩm chung của cộng đồng và tương tự cuộc cạnh tranh gay gắt về khẩu trang và thiết bị y tế đã khiến các nước châu Âu đối đầu nhau.
Cuộc chạy đua tìm ra vắc-xin tiềm năng cũng khiến cho mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn. Hai cơ quan Mỹ hôm 13-5 cảnh báo tin tặc Trung Quốc đang cố đánh cắp thông tin nghiên cứu vắc-xin phòng Covid-19 nhưng chính quyền Bắc Kinh đã bác bỏ hành động "bôi nhọ danh tiếng" từ Washington.
Hoạt động nghiên cứu vắc-xin càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết sau khi WHO cho biết dịch bệnh đã khiến hơn 300.000 người chết này có thể không bao giờ biến mất và thế giới sẽ phải học cách chung sống với chúng.
Bình luận (0)