xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nguy cơ ISS vắng bóng người

NGUYỄN CAO

Nguyên nhân khiến Mỹ-Nga và các đối tác hùn hạp xây dựng ISS lo lắng cho tương lai của trạm là vụ phóng thất bại tàu chở hàng vũ trụ Progress M-12M tiếp tế trạm ISS hôm 24-8 vừa qua.

Nếu trước tháng 11 không có đội phi hành gia thay thế, Trạm Không gian Quốc tế (ISS) sẽ không có người ở lần đầu tiên kể từ năm 2000.
Quả tên lửa đẩy Soyuz nổi tiếng “nồi đồng cối sắt” đáng tin cậy của Liên Xô trước đây và của Liên bang Nga ngày nay bị trục trặc kỹ thuật không thể đưa con tàu chứa 3 tấn lương thực, nước và nhiên liệu lên quỹ đạo của ISS. Nó đã rơi xuống vùng thưa dân cư Altai nằm ở biên giới Kazakhstan, Trung Quốc và Mông Cổ, sau khi rời khỏi bệ phóng  325 giây.

Thủ tướng Putin nổi giận

Trong 32 năm hoạt động, đây là lần đầu tiên tàu Progress thất bại do tên lửa đẩy gặp sự cố kỹ thuật. Như vậy, chỉ trong vòng một tuần có đến hai tên lửa đẩy chủ chốt của Nga là Proton và Soyuz đều gặp nạn, tuy không gây thiệt hại về người, vấn đề an toàn và uy tín của ngành công nghiệp không gian Nga trở thành chuyện lớn.

img
Phi hành gia Mỹ Daniel Burbank vẫn tập luyện hằng ngày
tại thành phố Ngôi sao Nga trong khi chờ đợi chuyến bay lên ISS
Trước sự cố ngày 24-8 một tuần tên lửa đẩy Proton chở vệ tinh viễn thông Express-AM4 phóng từ sân bay vũ trụ Baikonour lên quỹ đạo trái đất cũng thất bại. Vụ phóng diễn ra bình thường nhưng nửa đường hệ thống  hướng dẫn trở chứng khiến vệ tinh không được đặt đúng chỗ vào quỹ đạo.
Chiếc vệ tinh nặng 5 tấn trị giá 265 triệu USD có nhiệm vụ hoàn thiện việc phủ sóng truyền hình và viễn thông  ở Nga và nhiều nước thuộc Liên Xô trước đây tắc tị và trở thành rác vũ trụ, theo nhật báo Nga Izvestia.

Những tai nạn liên tiếp kể trên khiến Thủ tướng Vladimir Putin nổi giận hạ lệnh cho  Roskosmos  tăng cường công tác giám sát các chuyến bay. Thừa lệnh, Roskosmos đã quyết định tạm hoãn chương trình phóng tên lửa Soyuz cho đến khi nào hoàn tất cuộc điều tra vụ nổ hôm 24-8, khắc phục sự cố.

Trước mắt, chuyến tàu chở ba phi hành gia dự định khởi hành ngày 22-9 đã bị hoãn đến ngày 8-10. Nếu chưa ổn, có thể hoãn tiếp đến cuối tháng 10.
Trong khi chờ đợi, Roskosmos cần 40 ngày để tìm ra nguyên nhân sự cố và khắc phục nó, theo ông Franco Bonacina, người phát ngôn của ESA (Cơ quan Không gian châu Âu).

Tuy nhiên, theo hãng tin Nga Itar-Tass ngày 1-9, người phát ngôn của Roskosmos cho biết các chuyên gia đã phát hiện lỗi ở tầng ba của tên lửa: “Hệ thống gas của động cơ bị hỏng”. Người ta hy vọng với phát hiện này, chương trình đưa người lên ISS sẽ sớm được nối lại trước tháng 11.

Roskosmos cho biết kể cả trong trường hợp nối lại các chuyến bay, cơ quan này muốn thực hiện hai chuyến bay thử không có người trước khi chính thức phóng tàu có người lên ISS. Chuyến thứ nhất vào cuối tháng này, chuyến thứ hai vào giữa tháng 10.

Chưa phải  tận thế

Là một trong 5 cơ quan không gian (bao gồm NASA Mỹ, Roskosmos Nga, ESA châu Âu, JAXA Nhật và CSA Canada) kiểm soát ISS, NASA rất quan tâm đến những động thái của Nga trong mấy ngày qua liên quan đến dự án ISS trị giá 100 tỉ euro khi hoàn tất vào năm 2012 và có thời gian hoạt động lên đến 30 năm.

img

Trạm Không gian Quốc tế - ISS. Ảnh: NASA

Trong cuộc họp báo ngày 29-8, Mike Suffredini, quan chức NASA phụ trách ISS, cảnh báo rằng nếu đến tháng 11 Nga  vẫn  chưa thể đưa người lên ISS thay thế 6 phi hành gia đang ở trên trạm thì rất có thể phải tạm bỏ hoang ISS.

“Quan điểm của chúng tôi là ưu tiên vấn đề an toàn cho các nhà phi hành. Sau đó mới tính đến chuyện bảo đảm có người thường xuyên trên trạm” – ông Suffredini nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo tờ The Los Angeles Times, các quan chức NASA cho rằng nếu có bỏ trống ISS trong một thời gian thì “chưa phải là tận thế” hay là “tận cùng của ISS”.
Cho tới nay, NASA vẫn tin rằng Roskosmos sẽ sớm giải quyết được vấn đề. Các chuyến bay tiếp tế hay đưa người lên thay sẽ được tiếp tục theo kế hoạch. NASA cũng cho biết thêm chưa có kế hoạch nào từ bỏ ISS.

Kể từ ngày NASA cho về hưu đội tàu con thoi, Roskosmos là cơ quan duy nhất có thể đưa người lên ISS. Phi hành gia Mỹ muốn lên trạm  cũng nhờ tàu vũ trụ Nga. Nếu Roskosmos không hoàn thành nhiệm vụ điều gì sẽ xảy ra?

Nguy cơ mất trạm

Hiện giờ trên ISS có 6 nhà phi hành gồm có 3 Nga, 2 Mỹ và 1 Nhật. Không được tiếp tế theo kế hoạch vì sự cố ngày 24-8, họ vẫn chưa có gì đáng lo vì lương thực, nước uống và khí ôxy vẫn đủ dùng cho đến mùa hè năm sau.
Theo kế hoạch, sẽ có 3 người trở về mặt đất ngày 18-9 và 3 người còn lại vào ngày 19-11 bằng hai tàu vũ trụ Soyuz của Nga đang neo trên trạm.

Nguy cơ ISS vắng bóng người là có thật nếu Roskosmos không bảo đảm thời hạn thay thế người trên trạm. Năm 2003, người ta từng nghĩ đến kế hoạch bỏ trống trạm sau khi xảy ra thảm họa tàu con thoi Columbia làm 6 phi hành gia Mỹ chết thảm. Tuy nhiên sau đó, mọi việc diễn ra suôn sẻ.

Cơ quan không gian các nước thực hiện chương trình ISS đặt rất nhiều hy vọng vào những cuộc nghiên cứu khoa học độc đáo chỉ có thể thực hiện trên ISS. Do đó, việc bỏ trống trạm là điều rất khó chấp nhận.

Theo ông Suffredini, nếu ISS không có người ở trong vòng 6 tháng xác xuất mất trạm là 10%. Nếu là 1 năm thì xác suất lên đến 50%. Bởi cho dù được điều khiển từ xa, những sự cố kỹ thuật nhỏ của hệ thống tự động sẽ là một thảm họa vì thiếu sự can thiệp trực tiếp của con người.

Kỳ tới: Những vấn đề của Roskosmos

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo