Đây cũng là 2 trong số các tuyến đường biển có nhiều tàu hàng qua lại nhất trên thế giới. Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ (CSIS) thống kê chỉ tính riêng năm ngoái, hơn 3.000 tỉ USD giá trị hàng hóa đã đi qua biển Đông. Trung Quốc cũng dựa vào 2 tuyến hàng hải này để vẽ ra sáng kiến "Con đường tơ lụa trên biển".
Tuy nhiên, theo nghiên cứu được các nhà khoa học Mỹ công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters vào tuần trước, 2 tuyến hàng hải này bị sét đánh nhiều gấp đôi so với các vùng biển lân cận - với khoảng 1,5 tỉ luồng sét dội xuống từ năm 2005-2016.
Dựa trên các dữ liệu do Mạng lưới Vị trí sét trên toàn thế giới (WWLLN) thu thập, bản nghiên cứu ghi nhận sự liên quan giữa sét đánh và tình trạng thải khí của các tàu hàng. Nhà khoa học Joel Thornton, tác giả chính của bản nghiên cứu, nhấn mạnh: "Đây là một trong những bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy hoạt động đốt nhiên liệu của con người có thể ảnh hưởng tới cường độ của các cơn bão".
Tia sét phía sau một tàu sân bay ở eo biển Malacca Ảnh: SOUTH CHINA MORNING POST
Công ty chuyên về các hệ thống chống sét Rakurai Yokusei (Nhật Bản) cho biết hơn 95% trường hợp sét đánh trúng tàu ngoài biển là vô hại. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp (dù hiếm hoi), sét có thể làm hư hỏng các hệ thống điện như liên lạc vô tuyến và radar, khiến tàu không hoạt động được, nhất là vào ban đêm khi các thủy thủ phải dựa vào hệ thống định vị. Đó là lý do nhiều con tàu hiện đại được trang bị cột thu lôi để giảm thiệt hại.
Sau khi bản nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ được công bố, Trung Quốc đã tiến hành điều tra xem ô nhiễm không khí có góp phần làm tăng số lượng người bị sét đánh ở một số thành phố lớn nhất nước này trong vài thập niên qua hay không.
Hằng năm, sét giết chết hoặc làm bị thương gần 4.000 người tại Trung Quốc, theo số liệu của chính quyền Bắc Kinh. Con số này cao gấp 10 lần so với cách đây 20 năm. Mức độ thiệt hại của các doanh nghiệp trong một số lĩnh vực như viễn thông, điện và giao thông vận tải ước tính 5-10 tỉ nhân dân tệ (750 triệu -1,5 tỉ USD).
Nhà nghiên cứu Li Jingxiao tại Trung tâm Bảo vệ sét Bắc Kinh (BLPC) cho hay phần lớn các trường hợp tử vong hay bị thương do sét được ghi nhận sau những năm 1990 và ngày càng tăng. Mức độ tăng tỉ lệ thuận với số lượng chất ô nhiễm thải vào không khí. Chỉ tính riêng số lượng xe hơi ở Bắc Kinh đã tăng từ 130.000 chiếc vào năm 1982 lên gần 6 triệu chiếc trong năm nay.
Thêm vào đó, sự bùng nổ du lịch, dân số gia tăng, các tòa nhà được xây cao hơn, khí hậu ấm lên, các thiết bị điện tử được sử dụng ngày càng nhiều hơn có thể là những yếu tố khác góp phần làm tăng số người chết vì bị sét đánh.
Bình luận (0)