xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nguy cơ xung đột Nga - Ukraine lan rộng

HẢI NGỌC

Sự kiện gây lo ngại nhất trong ngày thứ 9 của chiến dịch quân sự mà Nga tiến hành tại Ukraine là đám cháy lớn ở Nhà máy Điện hạt nhân Zaporizhzhia

Tổ chức Thanh tra nhà nước về tuân thủ hạt nhân Ukraine cho hay nhà máy Zaporizhzhia hiện đã rơi vào tay lực lượng Nga. May mắn là không có thương vong, các nhân viên tiếp tục làm việc và nhà máy vẫn an toàn, nồng độ phóng xạ trong khu vực không thay đổi.

Dù vậy, cơ quan trên cảnh báo việc thất thoát nhiên liệu hạt nhân làm lạnh có thể dẫn tới sự cố vượt xa mọi thảm họa hạt nhân trước đây, bao gồm tại 2 nhà máy Chernobyl (hiện do Nga kiểm soát) và Fukusima-Daichi (Nhật Bản).

Thông báo của giới chức Ukraine được xác nhận bởi Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm - theo báo The Guardian (Anh).

Phía Ukraine cho hay đám cháy lớn bùng phát sau khi nhiều xe tăng và bộ binh Nga tấn công thị trấn Enerhodar, cách nhà máy Zaporizhzhia vài km, rạng sáng 4-3. Phải mất ít nhất 4 giờ đám cháy mới được dập tắt và phía Ukraine tố cáo binh lính Nga ngăn các đội cứu hỏa vào chữa cháy.

Nguy cơ xung đột Nga - Ukraine lan rộng - Ảnh 1.

Tòa nhà hành chính ở Nhà máy Điện hạt nhân Zaporizhzhia bị hư hại sau vụ cháy rạng sáng 4-3 Ảnh: REUTERS

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhanh chóng kêu gọi châu Âu giúp đỡ. Cáo buộc Nga là "kẻ khủng bố hạt nhân đầu tiên trong lịch sử nhân loại", ông Zelensky nhấn mạnh: "Châu Âu phải tỉnh dậy ngay… Phải dừng quân đội Nga lại. Ukraine có 15 đơn vị hạt nhân. Chỉ cần một vụ nổ là tất cả chúng ta sẽ chấm hết".

Theo Tổng thống Ukraine, trong thảm họa Chernobyl, một đơn vị hạt nhân đã phát nổ trong khi ở Zaporizhzhia có tới 6 đơn vị như vậy.

Đáp lại, Bộ Quốc phòng Nga khẳng định thủ phạm tấn công nhà máy Zaporizhzhia là những kẻ phá hoại người Ukraine và gọi đây là "sự khiêu khích ghê tởm". Theo hãng tin Bloomberg, Zaporizhzhia là nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu, tại đây đặt 6 lò phản ứng 950 MW do Liên Xô xây dựng từ năm 1984-1995.

Mối đe dọa hạt nhân này xảy ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đặt lực lượng hạt nhân vào tình trạng cảnh báo cao trong khi Belarus cho phép triển khai vũ khí hạt nhân trở lại. Những diễn biến mới nói trên có thể thổi bùng ngọn lửa xung đột.

Trước thềm cuộc họp bất thường của các bộ trưởng ngoại giao NATO ngày 4-3, khi được hỏi về việc lập vùng cấm bay bên trên Ukraine, Bộ trưởng Ngoại giao Canada Mélanie Joly cho hay Canada muốn NATO thảo luận mọi kịch bản nhằm cô lập Nga.

Reuters dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Romania Bogdan Aurescu nêu rõ NATO phải thích ứng với hoàn cảnh quân sự mới, khi quân đội Nga đang có mặt ở Ukraine và Belarus. Romania sẽ tăng ngân sách quốc phòng từ 2% lên 2,5% GDP. Thậm chí, Bộ trưởng Ngoại giao Latvia Edgars Rinkēvičs còn nói NATO cần "cân nhắc mọi phương án" khi được hỏi về việc tham chiến trực tiếp với Nga.

Cứng rắn không kém, Tổng thống Vladimir Putin một ngày trước đó khẳng định chiến dịch quân sự ở Ukraine "theo đúng kế hoạch", đồng thời nhấn mạnh với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron rằng Moscow "sẽ tiếp tục cuộc chiến không khoan nhượng với các nhóm vũ trang dân tộc chủ nghĩa".

Cùng ngày, Tổng thống Zelensky kêu gọi người đồng cấp Nga đàm phán trực tiếp để chấm dứt chiến sự ở Ukraine. Trong khi đó, vòng đàm phán thứ hai giữa 2 phái đoàn Nga và Ukraine ở Belarus hôm 3-3 chưa đạt được thỏa thuận ngừng bắn.

Thay vào đó, hai bên đồng ý sẽ lập các hành lang nhân đạo và có thể ngừng giao chiến tạm thời tại một số địa điểm nhất định để dân thường sơ tán - theo cố vấn của tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak. Thực phẩm và thuốc men sẽ được chuyển đến những nơi đang xảy ra giao tranh ác liệt nhất. Dự kiến vòng đàm phán thứ 3 sẽ diễn ra vào tuần tới. 

Đông Nam Á bị ảnh hưởng

Các lệnh trừng phạt và cấm bay đối với Nga đang làm ảnh hưởng đến đà phục hồi du lịch tại Đông Nam Á trong bối cảnh lượng du khách từ Nga đã vượt Trung Quốc, trở thành nguồn du khách lớn và chi tiêu nhiều nhất cho khu vực trong đại dịch Covid-19.

Ông Gary Bowerman, nhà phân tích du lịch tại Malaysia, chỉ ra tại Bali - Indonesia, chi tiêu của du khách Nga cho thực phẩm, chỗ ở, phương tiện đi lại và các chuyến du lịch đã giúp kích thích kinh tế hòn đảo - nơi du lịch chiếm 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trước đại dịch.

Kênh Al Jazeera nhận định với việc giá trị đồng rúp giảm xuống mức thấp kỷ lục, số lượng du khách từ Nga sẽ giảm theo. Theo Cơ quan Du lịch Thái Lan, các điểm đến nổi tiếng đã bắt đầu cảm nhận được tác động từ cuộc khủng hoảng Ukraine, như hòn đảo nghỉ dưỡng Phuket - nơi du khách Nga chiếm 51.000/278.000 lượt khách nước ngoài đến thăm hòn đảo từ tháng 11-2021 đến tháng 2-2022.

Ông Bill Barnett, Giám đốc Công ty Tư vấn C9 Hotelworks ở Phuket, cho hay nhiều chủ khách sạn ghi nhận tình trạng hủy phòng do các hãng hàng không Nga bị cấm vận.

Thêm vào đó, theo ông Bowerman, giá dầu tăng do ảnh hưởng xung đột sẽ khiến giá nhiên liệu máy bay tăng vọt và việc giảm giá vé là không khả thi. Thậm chí, các hãng hàng không cũng có thể khó bảo đảm nguồn cung nhiên liệu.

Việc cấm máy bay Nga bay vào không phận Mỹ, Liên minh châu Âu, Anh và Canada, cùng với các lệnh trả đũa từ Nga càng làm ngành du lịch khó khăn. Việc bay vòng qua Nga, cầu nối Âu - Á, sẽ kéo dài một số tuyến đường bay. Ông John Gradek, giảng viên về quản lý hàng không tại Trường ĐH McGill (Canada), cho hay chỉ cần tăng thêm 1 giờ bay cũng khiến chi phí cho một hành trình bay tăng thêm từ 11.000 - 20.000 USD.

Xuân Mai

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo