xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhạc Mozart không làm ta thông minh hơn

P.THANH <EM>(Theo La Repubblica)</EM>

Có thể những gì các nhà khoa học Đức khẳng định sau đây sẽ làm cho nhiều người thất vọng: Nghe nhạc Mozart hay bất cứ nhạc của nhà soạn nhạc cổ điển nào không làm cho chúng ta trở nên thông minh hơn như chúng ta tưởng

Đó là kết quả nghiên cứu của một nhóm chuyên gia về thần kinh, tâm lý học, triết học và âm nhạc thể theo yêu cầu của Bộ Nghiên cứu Đức. Giáo sư Ralph Schumaker, Trường Đại học Humboldt, Berlin, nhận xét: “Chúng tôi đã nghiên cứu tất cả những công trình khảo cứu để chắc chắn rằng kết luận mà chúng tôi đưa ra là chính xác. Đó là không hề có cái gọi là “hiệu ứng Mozart”.

“Hiệu ứng Mozart” được nhà tâm lý học Pháp Alfred Tomatis mô tả lần đầu tiên năm 1991 trong quyển Tại sao Mozart?. Ông đã thử dùng âm nhạc để chữa một số bệnh từ rối loạn gien đến bệnh tự kỷ. Hai năm sau, nhà tâm lý học kiêm nhạc sĩ violoncelle Frances Rauscher ở Trường Đại học Whosoa (bang Wisconsin) và nhà vật lý học Gordon Shaw, Trường Đại học Irvin (bang California), viết một bài trên tạp chí Nature trong đó họ chứng minh rằng có một sự gia tăng tạm thời trí thông minh trong một số thí nghiệm.

Họ đã cho 36 sinh viên nghe phần Allegro con spirito của bài Sonate cung rê trưởng viết cho hai piano K448 của Mozart. Sau 15 phút, trí tuệ của họ tăng 8-9 điểm trên thang điểm trắc nghiệm trí thông minh Stanford-Binet.

Nếu công chúng dễ dàng tin tưởng vào những thử nghiệm nói trên thì các nhà khoa học lại nghi ngờ. Bởi khi họ lặp lại những thử nghiệm giống như trên thì kết quả lại không trùng khớp. Giả thuyết của bà Frances Rauscher bắt đầu lung lay khi bà cho rằng sau khi cho nghe nhạc Mozart lúc mang thai, những con chuột mẹ sinh ra những con chuột con thông minh hơn vì chúng định hướng tốt hơn những con chuột con khác trong mê cung. Hình như bà Rauscher quên rằng những con chuột con mới sinh vừa mù vừa điếc làm sao định hướng tốt hơn trong mê cung.

Sau đó, giả thuyết của bà Rauscher hoàn toàn sụp đổ vào năm 1996 khi bà Susan Hallam ở Trường Đại học London làm trắc nghiệm với 8.000 trẻ em từ 10 đến 11 tuổi.

Những trẻ em trên được chia ra ba nhóm. Nhóm đầu nghe nhạc Mozart, nhóm thứ hai nghe nhạc pop, còn nhóm thứ ba nghe một diễn viên đọc truyện. Sau đó, bà Susan làm trắc nghiệm với chỉ số thông minh IQ. Kết quả: Nhóm nghe nhạc Mozart không thông minh hơn các nhóm khác.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo