Một phần mục tiêu của bước đi này là chống lại sự mở rộng ảnh hưởng của Iran tại Trung Đông. Một số quan chức Nhà Trắng và Trung Đông gọi liên minh mới này là "NATO Ả Rập" hoặc Liên minh Chiến lược Trung Đông (MESA).
Về lý thuyết, một liên minh chính trị và quân sự gồm các nước theo dòng Sunni ôn hòa - với sự hậu thuẫn và tham gia của Mỹ - có thể kiềm chế ảnh hưởng của Iran trong bối cảnh Tehran có khả năng tiếp tục chương trình vũ khí hạt nhân bí mật của mình. Dù vậy, việc thành lập MESA, nếu có, vẫn cần phải cân nhắc nhiều yếu tố.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) trong một chuyến thăm Ả Rập Saudi Ảnh: REUTERS
Xét về chi phí, liên minh mới này sẽ không thể giống như NATO - nơi Mỹ gánh chịu phần lớn chi phí. Cần làm rõ ngay từ đầu rằng ai sẽ phải đóng góp kinh phí và số tiền cụ thể là bao nhiêu. Các quốc gia như Ả Rập Saudi và một số nước vùng Vịnh vẫn còn nhiều tiền mặt từ xuất khẩu dầu nên có thể trang trải gánh nặng tiền bạc. Tuy nhiên, một số nước như Jordan có ít tiềm lực tài chính hơn thì đây là vấn đề cần cân nhắc trong quá trình thương thảo.
Ngoài ra, cần phải suy nghĩ nghiêm túc về bản chất và mức độ cam kết giữa các thành viên MESA. Liệu MESA có giống như NATO, liên minh xem một cuộc tấn công vào một thành viên bất kỳ không khác gì hành động nhằm vào những nước còn lại?
Yếu tố quan trọng nhất cần xem xét là quan hệ giữa Israel với MESA. Bất kỳ liên minh an ninh nào dính dáng đến Mỹ ở Trung Đông mà không có sự tham gia đầy đủ của Israel không mang lại nhiều ý nghĩa mặc dù Israel không phải là một quốc gia Hồi giáo Sunni. Israel không chỉ là đồng minh mạnh nhất của Mỹ trong khu vực mà còn là quốc gia có sức mạnh quân sự hàng đầu ở Trung Đông.
Tóm lại, sự ra đời của MESA chắc chắn đòi hỏi sự tính toán, thương thảo cẩn thận giữa các nước tại khu vực và sự ủng hộ mạnh mẽ của chính quyền ông Trump.
Bình luận (0)