xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhật Bản "chờ xem" thái độ Trung Quốc

NGÔ SINH

Sau khi Nhật Bản công bố thông tin bắt một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc ngày 6-11, Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn chưa có phản ứng gì trong khi Chính phủ Nhật Bản chọn thái độ “chờ xem”.

Nhà chức trách Nhật Bản cho biết lực lượng phòng vệ nước này hôm 6-11 đã bắt thuyền trưởng một tàu đánh cá của Trung Quốc trong vùng biển phía Tây Nam Nhật Bản sau khi tàu này đi vào vùng biển Nhật Bản nhưng đã trốn chạy và bị rượt đuổi. Đó là ông Trương Thiên Hùng, bị bắt ngoài khơi quần đảo Goto vì đã không chịu dừng tàu để kiểm tra.

Nhạy cảm

Thông tin từ lực lượng phòng vệ Nhật Bản xác nhận rằng ông Trương, 47 tuổi, đã không cho phía Nhật kiểm tra sau khi con tàu 135 tấn của ông đi vào vùng biển Nhật Bản.
Các nhà chức trách Nhật Bản cho biết thuyền trưởng này phớt lờ những lời yêu cầu dừng lại và tìm cách chạy trốn nên lực lượng phòng vệ đã đuổi theo. Sau 4 giờ rưỡi, cuộc rượt đuổi kết thúc bằng một vụ va chạm.
img

Tàu đánh cá Trung Quốc (trái) bị tàu tuần tra Nhật Bản rượt đuổi hôm 6-11. Ảnh: AP

Nếu bị kết án, ông Trương có thể bị xử 6 tháng tù giam hoặc phải nộp phạt số tiền lên đến 300.000 yen (hơn 80 triệu đồng). Tuy nhiên, một chi tiết chưa được làm rõ là vì sao ông Trương cho tàu bỏ chạy. Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 7-11 vẫn chưa đưa ra bình luận về vụ việc này.

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Osamu Fujimura khẳng định Nhật Bản đã thông báo với phía Trung Quốc về vụ việc xảy ra qua các kênh ngoại giao nhưng Bắc Kinh chưa có phản ứng nào. 
Theo tạp chí Time (Mỹ), vụ bắt giữ này sẽ không có khả năng gây ra náo động bởi vụ việc xảy ra bên trong lãnh hải Nhật Bản chứ không phải tại vùng biển tranh chấp.
Ông Fujimura tuyên bố đây là một vụ án có thể được xử lý theo luật nội địa. Đồng thời, theo ông Fujimura, Chính phủ Nhật sẽ chọn thái độ “chờ xem” đối với vụ này.
Hãng tin Kyodo nhận định bình luận của ông Fujimura phản ánh tính nhạy cảm của các vụ việc liên quan đến tàu Trung Quốc bên trong hoặc gần vùng biển Nhật Bản.
Trong khi đó, đặc phái viên đài BBC ở Tokyo, ông Roland Buerk, khẳng định vẫn có hy vọng rằng vụ bắt giữ này sẽ được giải quyết ổn thỏa mà không gây ra sự hiềm thù nào.

Mối quan hệ rạn nứt

Theo lực lượng phòng vệ Nhật Bản, các tàu nước ngoài bị cấm đánh cá trong lãnh thổ của nước này. Tuy nhiên, tàu nước ngoài vẫn có thể đi vào vùng biển Nhật Bản vì những mục đích khác, chẳng hạn như đi ngang qua hoặc tị nạn.

Đài BBC cho biết vụ việc mới xảy ra khiến dư luận nhớ lại vụ việc tương tự năm 2010. Khi đó, phía Nhật Bản cũng đã bắt giữ một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc sau khi xảy ra va chạm giữa tàu tuần tra Nhật Bản và tàu cá Trung Quốc gần quần đảo tranh chấp - phía Nhật gọi là Senkaku, còn phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Vụ việc đã khiến mối quan hệ giữa hai nước bị rạn nứt.

Sau đó, Bắc Kinh đã đình chỉ các mối liên hệ với Tokyo ở cấp bộ trưởng. Trung Quốc cũng trì hoãn cuộc đàm phán về dự án phát triển chung các mỏ khí đốt thiên nhiên ngầm cũng như ngừng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật. Thêm vào đó, một số cuộc biểu tình chống Nhật đã diễn ra ở Trung Quốc.

Cuối cùng, thuyền trưởng đó đã được thả và được gửi trả lại Trung Quốc sau khi Bắc Kinh gây sức ép mạnh. Tháng 1-2011, các công tố viên Nhật Bản đã hủy bỏ vụ án này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo