Đồng thời, ông cam kết khoản tiền 750 tỉ yen (tương đương 7 tỉ USD) trong vòng 3 năm tới để trợ giúp các nước lưu vực sông Mekong phát triển và tăng trưởng. Ông Kishida cũng một lần nữa kêu gọi sớm hoàn thiện Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
Sau Thái Lan, ông Kishida dự kiến tiếp tục thăm một số nước ASEAN khác là Myanmar, Lào và Việt Nam. Chính sách “chuyển trục” của Nhật Bản sang khu vực này xuất phát từ những động thái khiêu khích của Trung Quốc ở cả biển Hoa Đông và biển Đông.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha (phải) gặp Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida tại Bangkok hôm 2-5. Ảnh: REUTERS
Trong những năm qua, Nhật Bản và ASEAN đã tiến gần hơn trong các hoạt động hợp tác hướng tới hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở châu Á. Báo The Nation dẫn lời quan chức cấp cao của chính phủ Nhật Bản cho biết chuyến đi của ông Kishida nhằm thắt chặt hơn nữa mối quan hệ cũng như mở đường cho Nhật Bản hiện diện nhiều hơn tại khu vực vốn chịu ảnh hưởng của Trung Quốc.
Không chỉ hung hăng ở biển Đông và Hoa Đông, Trung Quốc còn đang dòm ngó Ấn Độ Dương, buộc Ấn Độ quyết định xích lại với Mỹ sau nhiều thập kỷ giữ khoảng cách. Theo Reuters, giới chức Ấn Độ và Mỹ đang khởi động các cuộc thảo luận nhằm hỗ trợ nhau theo dõi tàu ngầm của Trung Quốc ở vùng biển này.
Hải quân Ấn Độ cho biết họ đã phát hiện tàu ngầm của Trung Quốc lảng vảng ở Ấn Độ Dương trung bình 4 lần trong mỗi 3 tháng. Một số tàu thậm chí còn lảng vảng ở các đảo Andamans và Nicobar của Ấn Độ. Các quần đảo này cũng nằm gần eo biển Malacca, là cửa ngõ vào biển Đông.
Hồi tháng trước, New Delhi đã đồng ý mở cửa các căn cứ quân sự đón Washington để đổi lấy sự tiếp cận công nghệ vũ khí hiện đại của Mỹ với hy vọng thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc.
Bình luận (0)