icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những chính trị gia đứng đầu danh sách tham nhũng

Theo An Ninh Thế Giới

Tổ chức quốc tế Transparency International (TI) vừa lập danh sách những chính trị gia tham nhũng nhất trong những thập kỷ vừa qua.

Đứng hàng đầu trong danh sách là cựu Tổng thống Mobutu của Cộng hoà Zaire, cựu Tổng thống Indonexia Suharto, cựu Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos và cựu Tổng thống Peru Fujimori.

Cựu Tổng thống Cộng hoà Zaire Mobutu

Ngôi nhà sang trọng trên bờ biển Địa Trung Hải được bao quanh bởi những cây thông, cây chanh với nhiều quả chín. Bên cạnh ngôi nhà là 3 bể bơi tuyệt đẹp. Trong vòng vài năm ngôi biệt thự ở Côte d'Azur này thuộc về nhà độc tài Mobutu (Cộng hòa Zaire). Ông ta đã mua nó vào năm 1990 từ một tỉ phú người Arập. Ban đầu ông rất ít xuất hiện tại đó. Phần lớn thời gian ông ta thích sống ở biệt thự khác tại Genève.

Chỉ đến khi chính quyền Thụy Sĩ khéo léo mời ông ta rời khỏi đất nước họ, nhà độc tài mới đến Côte d'Azur để ở. Ông ta “chỉ” tiêu mất vài triệu USD cho ngôi biệt thự này, số tiền đó có thể được coi là giọt nước trong biển cả so với số tài sản khổng lồ của Mobutu. Nhà độc tài này được coi là “người sử dụng đất nước như ngân hàng của riêng mình”.

Trước khi bị lật đổ vào năm 1997, Mobutu được coi là một trong những người giàu nhất hành tinh. Trong những năm cầm quyền ông ta đã biển thủ 5-8 tỉ USD, tức khoảng 40% viện trợ nước ngoài cho Zaire. Ngoài các biệt thự tại Pháp và Thụy Sĩ, Mobutu còn mua những ngôi nhà sang trọng ở Brussel (Bỉ) và một số nhà khác ở thủ đô các nước châu Âu.

Các điều tra độc lập do những ngân hàng Thụy Sĩ tiến hành cho thấy, nhà cựu độc tài chỉ để lại cho những người thừa kế của mình có... 3,4 triệu USD. Số phận của phần tiền còn lại mà Mobutu chiếm đoạt trong 32 năm cầm quyền cho đến giờ vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Cựu Tổng thống Indonexia Suharto

Sau 33 năm cầm quyền cựu Tổng thống (TT) Indonesia Suharto đã buộc phải từ chức. Vừa qua ông bị tạp chí TI liệt vào danh sách tham nhũng. Theo một số đánh giá, tài sản của gia đình Suharto gần bằng một nửa tổng sản phẩm quốc nội của Indonesia. Các con trai của Suharto nắm giữ những công ty lớn, các công trình chiến lược quan trọng.

Sigit - con trai cả của nhà cầm quyền Indonesia là chủ một ngân hàng cỡ bự. Con trai giữa Bangbang nắm giữ sân bay quốc tế Jakarta. Anh ta cũng là chủ sở hữu của một trong những khách sạn 5 sao sang trọng nhất ở thủ đô Jakarta. Con trai út Tommy là chủ của một hãng hàng không quốc gia lớn nhất.

Gia đình Suharto hùng mạnh đến mức ở Indonesia người ta giải nghĩa từ viết tắt tên gọi của đảng cầm quyền PPP là “Putra-putri-president” tức “Con trai - con gái - TT”. Tuy nhiên, tất cả đều đã kết thúc. Với việc cho rằng tài sản khổng lồ của gia đình Suharto được tạo lập bằng con đường vi phạm những tiêu chuẩn của luật pháp: Tạo ra những ưu đãi đặc biệt và miễn thuế thu nhập, chính quyền Indonesia hiện tại đã tịch biên phần lớn tài sản của cựu TT và con cái của ông ta, có người đã phải ra hầu tòa.

Cựu tổng thống Philippines Ferdinand Marcos

Khi còn tại chức, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos không tiếc bất cứ khoản tiền nào đối với vợ trong việc mua sắm cá nhân. Sau những năm cầm quyền từ 1972 đến 1986, ông ta đã bòn rút của ngân khố từ 5 đến 10 tỉ USD. Bộ sưu tập quý giá của bà Imelda được coi là một trong những bộ sưu tập đắt giá nhất thế giới. Một lần khi đến thành phố Zurich, Thụy Sĩ, chỉ trong 1 ngày bà Marcos đã mua những món đồ kim cương trị giá 15 triệu USD.

Sau khi TT Marcos bị phế truất, vợ chồng Marcos đã sống lưu vong tại Hawaii.

Cựu Tổng thống Peru Fujimori

Nhậm chức năm 1990, Fujimori nhanh chóng tiến hành cải cách kinh tế và thậm chí đạt được những thành tích nhất định: kiềm chế được lạm phát, giảm được thất nghiệp. Tuy nhiên, Viện Công tố đã để ý đến hoạt động bất hợp pháp của Fujimori sau khi nắm được chứng cứ người của ông ta mua chuộc một nghị sĩ. Người ta đã điều tra ra rằng, TT đã sử dụng quỹ của Bộ Quốc phòng vào những việc riêng, rút từ ngân sách quốc gia cho mình hàng trăm triệu USD.

Cảm thấy nguy hiểm đã ngay sau lưng, TT Fujimori đã chạy trốn sang Nhật vào năm 2000. Cách đây không lâu, Fujimori tuyên bố rằng ông có ý định trở về Peru để tham gia cuộc bầu cử TT năm 2006. Vị cựu TT chạy trốn này cho rằng việc khởi tố vụ án hình sự chống lại ông ta là do các đối thủ chính trị dàn dựng ra.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo