Tuy nhiên, không giống truyện “Nàng tiên cá” của Andersen, “nàng tiên cá Hàn Quốc” không phải là những cô gái nhỏ mà phần lớn đều đã lên chức bà. Những khuôn mặt hằn nếp nhăn của họ chứa đựng nhiều câu chuyện thú vị dù không phải truyện cổ tích.
Phần lớn các Haenyo đều đã lên chức bà. Ảnh: HUFFINGTON POST
Thế hệ Haenyo cuối cùng Ảnh: HUFFINGTON POST
Mục đích của những hành trình đầy mạo hiểm mà Haenyo thực hiện là để thu hoạch các đặc sản dưới đáy biển như bào ngư, nhím biển, bạch tuộc và rong biển. Cuộc mưu sinh mang tính truyền thống này ở xứ sở kim chi đã xuất hiện từ thế kỷ V.
Ban đầu, hầu như không có bóng dáng phụ nữ trong công việc đầy thách thức được cho là của phái mạnh kể trên. Tuy nhiên, tới thế kỷ XVIII, các Haenyo xuất hiện và nhanh chóng đẩy đồng nghiệp mày râu vào thế thiểu số.
Hiện tượng này một phần do cuộc thảm sát năm 1948 và chiến tranh Triều Tiên khiến số nam giới giảm mạnh trên đảo Jeju. Ngoài ra, về mặt thể chất, phụ nữ có khả năng chịu đựng dưới nước tốt hơn do lớp mỡ dày hơn. Có điều, trong một xã hội phổ biến tư tưởng nho giáo, các Haenyo phải vật lộn suốt hàng trăm năm để bảo vệ quyền lợi trước đàn ông, chính quyền và thậm chí cả kẻ thù để kiếm sống nơi biển sâu.
Thế hệ Haenyo cuối cùng Ảnh: HUFFINGTON POST
Cư dân trên đảo Jeju thường nhận ra Haenyeo đang làm việc khi họ nghe thấy tiếng huýt đặc trưng ngoài bờ biển. Đó là tiếng động do Haenyeo tạo ra, gọi là sumbisori, khi họ hít, thở sâu sau khi ngoi lên mặt nước. Mỗi tháng Haenyeo làm việc 15 ngày dưới nước và khi lên bờ họ lại tiếp tục làm việc tại các nông trại, thu hoạch hành, tỏi, bắp cải… để bán trong chợ địa phương.
Theo bà Anne Hilty, một chuyên gia tâm lý người Mỹ sống ở Jeju, điều khiến bà ấn tượng nhất về các Haenyeo là sự kiên cường và tính cộng đồng của họ. “Họ cùng nhau chia sẻ mọi thứ, thậm chí cả nỗi đau” - bà Hilty nói.
Nhiều Haenyo cũng không muốn con cháu đi theo con đường vất vả của mình. Ảnh: HUFFINGTON POST
Thế hệ Haenyo cuối cùng Ảnh: HUFFINGTON POST
Tuy nhiên, các Haenyo sẽ biến mất một ngày không xa. Những Haenyo còn lại ở đảo Jeju được cho là thế hệ Haenyo cuối cùng. Chính quyền đang thúc đẩy du lịch trên hòn đảo xinh đẹp này và thế hệ phụ nữ trẻ mải mê tìm kiếm một cuộc sống đơn giản và tiện lợi hơn ở những miền đất khác khiến các Haenyo không còn cơ may tìm được truyền nhân.
Thực tế, nhiều Haenyo cũng không muốn con cháu đi theo con đường vất vả của mình. “Nếu tôi có con gái, tôi cũng không muốn nó tiếp bước mình” - cụ Goh Soon Ja, một Haenyo có tuổi nghề hơn 4 thập kỷ chia sẻ - “Chúng tôi đã sống một cuộc đời quá khó khăn. Cơ thể đau đớn, tôi thường xuyên bị đau đầu và tai”.
Cụ bà 62 tuổi, Goh Soon Ja, một Haenyo có tuổi nghề hơn 4 thập kỷ. Ảnh: CNN
Vào những năm 1960, có khoảng 30.000 Haenyo lặn biển hằng ngày tại các bờ biển trên đảo Jeju và Udo. Ngày nay, số lượng còn lại chưa đầy 5.000 người, với 2/3 trong đó đã vượt quá tuổi 60. Vào thời kỳ hoàng kim những năm 1970, các Haenyo thu nhập đáng kể nhờ xuất khẩu hải sản sang Nhật Bản.
Một Haenyo cùng đồ nghề. Ảnh: CNN
Một ngôi nhà của "tiên cá Hàn Quốc". Ảnh: CNN
Bức tượng trên đảo Jeju để tôn vinh các Haenyo. Ảnh: CNN
Cô Kang Myeong-sook đã 54 tuổi rồi nhưng vẫn được cho là một Haenyo trẻ tuổi. Ảnh: CNN
Chiếc xe mô tô này là phương tiện ưa thích của các Haenyo. Ảnh: CNN
Bà Hyeon Jeong-soon, 67 tuổi - một Haenyo nhiều kinh nghiệm. Ảnh: CNN
Các Haenyo thường rất đoàn kết và tận tình giúp đỡ nhau. Ảnh: CNN
Nhím biển khá độc và nguy hiểm nhưng không thể làm khó các Haenyo dày dạn kinh nghiệm. Ảnh: CNN
Bình luận (0)