Bà Suu Kyi, thủ lĩnh phe đối lập ở Myanmar, đã bị quản thúc tại gia gần 20 năm dưới chế độ quân sự. Bà là một nhà hoạt động chính trị được những người hâm mộ gọi là “Lady” (quý bà).
Tháng 6 năm nay, cuối cùng bà đã nhận giải Nobel Hòa bình được trao tặng năm 1991. Gần đây, bà đã được bầu vào quốc hội. Điều đó một phần nhờ vào những thay đổi của nhà cải cách Thein Sein, một cựu tướng lĩnh.
Năm 2011, TT Myanmar đã bắt đầu nới lỏng những giới hạn về tự do ngôn luận, mở cửa nền kinh tế, và phóng thích tù chính trị. Những động thái này đã dẫn đến việc Mỹ khôi phục quan hệ ngoại giao với Myanmar, giảm bớt các biện pháp trừng phạt về đi lại và kinh tế.
Bà Aung San Suu-kyi trò chuyện với Tổng thống Myanmar Thein Sein. Ảnh: AP
Đứng thứ hai trong danh sách là TT Tunisia Moncef Marzouki, nhân vật đã cho thấy một tầm nhìn rộng và sự khôn ngoan kể từ khi nhậm chức vào tháng 12-2011. Tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 9 năm nay, nhà hoạt động dân chủ này đã kêu gọi Liên Hiệp Quốc tuyên bố chế độ độc tài là một căn bệnh và tiến hành một chiến dịch chính thức chống lại các nhà cai trị chuyên quyền.
Các nhân vật được xếp ở các thứ hạng tiếp theo là: cựu TT Mỹ Bill Clinton và phu nhân của ông - Ngoại trưởng Hillary Clinton; Sebastian Thrun, nhà khoa học máy tính người Mỹ; ông bà Bill và Melinda Gates, đồng chủ tịch Quỹ Bill & Melinda Gates.
Đáng chú ý là Malala Yousafzai, nữ sinh người Pakistan, 15 tuổi, được xếp vị trí thứ 6, trên cả TT Mỹ Barack Obama. Tháng 10 năm nay, khi Malala từ trường về nhà, một tay súng Taliban chặn xe buýt chở em lại và tuyên bố phải bị trừng phạt vì xúc phạm đến các chiến sĩ của Thánh Allah. Malala bị thương nặng sau khi trúng đạn vào đầu nhưng thoát chết một cách thần kỳ. Khi Taliban giày xéo thung lũng Swat quê hương Malala năm 2009 và cấm đoán các bé gái đi học, cô bé đã viết blog kể về những điều kinh hoàng hằng ngày dưới sự cai trị của Taliban.
Bình luận (0)