xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những tín hiệu đổi mới ở CHDCND Triều Tiên

Văn Anh

Không giới hạn trong lĩnh vực kinh tế, những tín hiệu đổi mới lần này cũng được thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác.

Kể từ ngày ông Kim Jong-un lên cầm quyền từ cuối năm ngoái, nhiều sự kiện có ý nghĩa mang dấu ấn của nhà lãnh đạo mới đã diễn ra ở Triều Tiên. Đầu tiên là sự xuất hiện chính thức của bà Ri Sol-ju, phu nhân của ông Kim, trong một sự kiện văn hóa.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Triều Tiên, phu nhân của nhà lãnh đạo tối cao được truyền thông giới thiệu chính thức và xuất hiện thường xuyên bên cạnh chồng trong những sự kiện văn hóa, xã hội trong đại.

Sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 10

Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là những động thái được coi tiền đề của một đợt cải cách kinh tế mới có tầm vóc lớn và khác hẳn so với chương trình đổi mới kinh tế năm 2002 nhưng sau đó bị đình hoãn năm 2005.

Những thông tin về đổi mới kinh tế ở Triều Tiên hiện nay chủ yếu được phát đi từ bên ngoài Triều Tiên. Nhật báo The Korea Herald, xuất bản ở Seoul - Hàn Quốc, dẫn lời một thành viên của phái đoàn Trung Quốc viếng thăm Bình Nhưỡng ngày 2-8, cho biết Chủ tịch Kim Jong-un đã ban hành Biện pháp Quản lý kinh tế mới ngày 28-6 (gọi tắt là Biện pháp 28-6). Theo đó, “phát triển kinh tế và nâng cao mức sống nhân dân là ưu tiên số 1”.

img
Chủ tịch Kim Jong-un và phu nhân Ri Sol-ju. Ảnh: REUTERS

Các chuyên gia về Triều Tiên ở Hàn Quốc và Bộ Thống nhất của Chính phủ Hàn Quốc đã xác nhận thông tin trên. Theo nhận định của ông Cheong Seong-chang, nhà nghiên cứu ở Học viện Sejong Seoul, Triều Tiên muốn học tập mô hình kinh tế Trung Quốc, nhất là trong giai đoạn đầu thập kỷ 1980.

Trong bài diễn văn đầu tiên hồi tháng 4 vừa qua, ông Kim Jong-un tuyên bố rằng Đảng Lao động Triều Tiên đã quyết định cải thiện đời sống của 24 triệu dân và sẽ không còn cảnh “thắt lưng buộc bụng”.

Người phát ngôn của Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày 10-8 cũng xác nhận: “Triều Tiên đã thảo luận và nghiên cứu những kế hoạch đổi mới trong lĩnh vực kinh tế kể từ ngày ông Kim Jong-un lên cầm quyền sau khi Chủ tịch Kim Jong-il qua đời hồi tháng 12-2011”. Tuy nhiên, ông nói không thể xác định bản chất của sự đổi mới kinh tế lần này.

Đài phát thanh Mỹ RFA, dẫn các nguồn tin Triều Tiên nhưng không nêu tên, cho biết thêm chính phủ đã yêu cầu chính quyền các cấp nhanh chóng triển khai Biện pháp 28-6, tổ chức cho cán bộ và quần chúng học tập và quán triệt chính sách mới này.

Theo RFA, kể từ ngày 6-8, tại tỉnh Ryanggang, tổ chức Công đoàn và các nhà máy, xí nghiệp đã tổ chức các buổi học tập Biện pháp 28-6. Tại tỉnh Bắc Hangyeong, báo cáo viên nói các nhà máy, xí nghiệp được quyền tự quyết định làm sản phẩm gì, buôn bán ra sao, tự định giá và phân chia lợi nhuận thế nào.

Cũng theo Biện pháp 28-6, trong lĩnh vực nông nghiệp, nhà nông được phép giữ lại 30% sản phẩm thu hoạch được thay vì giao nộp hết cho nhà nước như trước đây. Dẫn lời một người họ Kim ở Bình Nhưỡng, RFA cho biết: “Một cán bộ nói với tôi rằng Biện pháp 28-6 sẽ bắt đầu có hiệu lực từ đầu tháng 10 này”. Ông Kim nói ông không biết rõ chi tiết như thế nào nhưng nghe đâu chính sách kinh tế mới sẽ dựa vào giá cả thị trường.

Theo RFA, như vậy trên thực tế, Triều Tiên, dưới sự lãnh đạo của nhà lãnh đạo mới, đã quyết định từ bỏ dần chính sách kinh tế tập trung, bao gồm 2 trụ cột kế hoạch hóa từ trung ương và chế độ tem phiếu. Việc phân phối lương thực chỉ tiếp tục duy trì trong giới cán bộ, công nhân viên nhà nước, ngành giáo dục và y tế. Chế độ tem phiếu sẽ được bãi bỏ 2/3 kể từ mùa thu này.

Thực hiện đổi mới kinh tế nhưng Chính phủ Triều Tiên vẫn tiếp tục duy trì các chính sách xã hội chủ nghĩa như miễn phí giáo dục và y tế.

Vẫn còn dè dặt

Hầu hết các nhà phân tích và chuyên gia về Triều Tiên đón nhận những thông tin nói trên một cách thận trọng. Ngay các quan chức Hàn Quốc cũng chưa tin Biện pháp 28-6 là dấu hiệu bãi bỏ hoàn toàn hệ thống phân phối truyền thống (PDS).

Yoo Ho-yeol, chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Hàn Quốc, nhận định trên tờ Koreatimes: “Còn quá sớm để nói rằng Triều Tiên đã từ bỏ PDS. Tuy vậy, chính quyền Bình Nhưỡng rõ ràng muốn có thay đổi nhưng sẽ rất khó thực hiện nếu không nhận được sự ủng hộ từ bên ngoài”. Ông Yoo hy vọng rằng Quốc hội và Chính phủ Hàn Quốc, sau cuộc tổng tuyển cử sắp tới, sẽ hành động theo chiều hướng đó.

Giáo sư Yang Mu-jin thuộc Đại học Nghiên cứu về Triều Tiên cũng đánh giá: “Mọi việc vẫn còn ở cấp thấp. Chúng ta hy vọng rằng tinh thần đổi mới và cởi mở sẽ được đẩy nhanh ở cấp cao hơn một khi quan hệ Bình Nhưỡng - Seoul và Washington được cải thiện”.

Trong bài xã luận ngày 12-8, nhật báo The Korea Herald nhắc lại rằng tháng 7-2002, ông Kim Jong-il từng bắt đầu điều hành kinh tế theo kinh tế thị trường. Ông cũng quyết định để thị trường quyết định giá cả từ năm 2003. Tuy nhiên, do một số trở ngại chưa thể vượt qua, năm 2005, mọi việc trở lại như cũ. Vai trò thị trường đã giảm hẳn sau khi Triều Tiên quyết định cải cách tiền tệ để đối phó với nạn lạm phát, thị trường tiền tệ đen.

Lần này, đổi mới kinh tế có vận hành một cách suôn sẻ hay không tùy thuộc vào bản lĩnh của ông Kim Jong-un, một người được đào tạo tại Thụy Sĩ.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo