icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nội chiến Syria: Lời tự thú của một “đạo tì”

Nguyễn Cao

Ở Syria, bạo lực là ngôn ngữ phổ biến hơn tất cả. Báo chí phương Tây nói nhiều về sự bạo liệt của chính quyền nhưng quân nổi dậy cũng không kém

Hussein là một thanh niên Syria 25 tuổi từng sống bằng nghề buôn bán. “Tôi bán đủ thứ, từ sữa chua đến hàng sành sứ” - Hussein bộc bạch với phóng viên tuần báo Đức Der Spiegel.

Một bức tranh u ám

Anh gia nhập đội quân nổi dậy Farouk ở quận Baba Amr, thành phố Homs, từ tháng 8 năm ngoái. Sau cuộc nổi dậy mùa xuân 26-1-2011, Homs được coi là thủ đô không chính thức của quân nổi dậy bao gồm phần lớn những người bất mãn với chế độ tổng thống Bashar al-Assad, chủ tịch đảng Ba’ath cầm quyền từ nửa thế kỷ nay và quân nhân đào ngũ. Những người mà chính quyền Damas gọi là “các nhóm khủng bố có vũ trang”.

img
“Đạo tì” Hussein. Ảnh: Wordpress

Cuối tháng 2 đầu tháng 3-2012, quân đội Syria tấn công mạnh Homs với ý định tái chiếm thành phố này. Chiến trận xảy ra ác liệt nhất ở quận Baba Amr. Hussein bị một mảnh pháo ghim vào lưng, được đưa đến Tripoli (tên cũ Tarabulus), thành phố lớn thứ hai của Lebanon, để chữa trị.

Câu chuyện rùng rợn của Hussein vẽ ra một bức tranh u ám của cuộc chiến đang diễn ra tại Syria. Một cuộc chiến đang đẩy Syria vào tình trạng chiến tranh khốc liệt, như tổng thống al-Assad tuyên bố hồi tuần rồi.

Tổ chức nhân quyền quốc tế Human Rights Watch (HRW) có trụ sở tại New York (Mỹ) từng lên án quân nổi dậy Syria lạm quyền, hành xử vô nhân đạo ở Homs. Đây là lần đầu tiên một thành viên của quân nổi dậy nói lên một sự thật ít ai biết ở bên kia chiến tuyến.

Hussein là thành viên của “đội đạo tì” quân nổi dậy ở Baba Amr. Ở các nước, đạo tì là những người phụ trách việc chôn cất. Ở Homs, đạo tì kiêm nhiệm công việc của đao phủ. Hussein thú nhận đã từng dùng dao cắt cổ 4 người đàn ông. Anh không hề hối hận vì, theo anh, đó là lính của chính quyền đáng tội chết. Hussein không nhớ rõ lần đầu tiên anh thi hành nhiệm vụ tại đâu. Anh chỉ nhớ mang máng hình như tại một nghĩa trang lúc hoàng hôn hoặc nửa đêm gì đó. Cuộc hành quyết diễn ra vào giữa tháng 10-2011.

Kẻ bị xử tử là một tín đồ Hồi giáo phái Shia (Hussein theo phái Sunni). Theo Hussein, người lính này đã thú tội tại tòa án Cách mạng rằng từng giết một số phụ nữ, những người vợ có chồng và con trai tham gia biểu tình chống chính phủ ông al-Assad.
Hussein không cần biết người lính đó có bị tra khảo hay không mới khai như vậy. Anh cũng không quan tâm đến nỗi sợ hãi tột cùng của “phạm nhân” khiến y ngã quỵ, miệng đọc lẩm bẩm không ra lời những câu kinh trong khi chờ chết.

Hussein chỉ nhớ anh lặng lẽ rút con dao quân đội sắc lẻm kề vào cổ phạm nhân. “Kẻ tử tù” chết gần như tức khắc, thi thể được các đồng đội của Hussein chôn vùi trong cát của nghĩa trang nằm ở phía Tây quận Baba Amr.

Ngôn ngữ bạo lực

Cuộc nổi dậy chống chính quyền tổng thống al-Assad đã kéo dài hơn một năm. Câu chuyện của Hussein cho thấy quân nổi dậy giờ đây không còn vô hại. Có nhiều lý do để những người chống đối chính quyền trở thành hung bạo. Trường hợp của Hussein là một ví dụ.

Hussein lý giải: “Syria giờ đây trở thành một đất nước không còn luật pháp. Quân đội và quân đánh thuê cho chính quyền giết đàn ông và trẻ con, hãm hiếp vợ chúng tôi”. Ngoài ra, Hussein còn có một mối thù lớn. Anh có 3 người cậu bị chính quyền giết, trong đó có 1 ông cậu chết cùng với 5 đứa con. Anh phải báo thù.

Điều đáng sợ là Hussein tin rằng bạo lực là bản chất của xã hội. Anh lập luận: “Trẻ con Pháp lớn lên với tiếng Pháp cho nên chúng nói thông thạo ngôn ngữ đó. Còn chúng tôi, những người Syria sống và lớn lên với ngôn ngữ bạo lực. Chúng tôi không biết nói ngôn ngữ khác”.

Nghĩ như vậy cho nên khi tổ chức HRW lên án quân nổi dậy “vi phạm nhân quyền nghiêm trọng”, cũng tra tấn tù binh, giết chóc vô tội vạ, Hussein và đồng đội không tán thành. Họ cho rằng phê phán của HRW là không công bằng. Abu Rami, đồng đội của Hussein, lý giải: “Chúng tôi đang cố gắng bảo vệ người dân. Chúng tôi đang chiến đấu chống những tên đồ tể. Khi bắt được chúng, chúng tôi phải trừng trị nghiêm khắc”.
img
Quận Baba Amr, thành phố Homs - chiến trường ác liệt nhất ở Syria. Ảnh: DPA

Abu Rami cho biết những kẻ ủng hộ chính quyền sau khi bị bắt đều đem ra xử khá đơn giản ở tòa án binh. Ngồi ghế chánh án là Abu Hammad, tư lệnh quân nổi dậy ở Homs. Đội điều tra xét hỏi đọc lời thú tội của bị cáo. Một số trường hợp phạm nhân bị bắt với chiếc điện thoại còn lưu hình ảnh tội ác. Lập tức, bị cáo bị khép tội chết và được chuyển qua “đội đạo tì”. Những cuộc hành quyết phổ biến từ tháng 8 năm ngoái.

Abu Rami, một thành viên cao cấp của quân nổi dậy ở Homs, cho biết thêm: “Kể từ mùa hè năm ngoái, chúng tôi đã xử tử khoảng 150 người, chỉ bằng 20% tổng số tù nhân. Những người được tha mạng sẽ đem trao đổi những người nổi dậy bị bắt".
Tuy nhiên, theo lời Hussein, phần lớn tử tù là những kẻ phản bội tức người dân ở Homs không phục tùng quân nổi dậy. Đã có khoảng 200-250 kẻ phản bội bị hành quyết trong vòng 1 năm qua, theo Abu Rami.

Kỳ tới: Nội chiến trong quân nổi dậy

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo