Lượng mưa trong tháng qua ở các khu vực phía Tây, Tây Bắc và Trung New South Wales chưa tới 10 mm. Thời tiết cực đoan khiến 99% nông dân bang này không sản xuất đủ thực phẩm cho vật nuôi nên buộc phải mua cỏ khô với giá đến 7.500 USD/cuộn.
Nhiều người dân Úc đã ủng hộ các chiến dịch gây quỹ để giúp nông dân. Bộ trưởng Quốc phòng Marise Payne cũng yêu cầu quân đội giúp đỡ ở bang Queensland và New South Wales bằng cách vận chuyển cỏ khô bằng xe tải hoặc điều trực thăng thả xuống những vùng nông thôn hẻo lánh.
Nông dân bang New South Wales - Úc chật vật vì thiếu thức ăn cho vật nuôi do hạn hán hoành hành Ảnh: BBC
Không chỉ nông dân Úc chật vật, hàng chục nông dân ở Thụy Sĩ cũng đã gọi điện đến đường dây nóng cầu cứu chính quyền. Kể từ cuối tuần qua, các trực thăng của quân đội Thụy Sĩ bắt đầu vận chuyển nước cho hàng ngàn con bò ở các nông trại trên dãy núi Jura và chân đồi Alpine. Ông Philippe Leuba, người đứng đầu cơ quan kinh tế và thể thao ở bang Vaud, cho biết: "Thụy Sĩ chưa bao giờ trải qua đợt hạn hán nào như thế này kể từ năm 1921".
Bộ trưởng Quốc phòng Marise Payne cũng yêu cầu quân đội giúp đỡ ở bang Queensland và New South Wales bằng cách vận chuyển cỏ khô bằng xe tải hoặc điều trực thăng thả xuống những vùng nông thôn hẻo lánh.
Ngay cả những loài vật nuôi trong nước cũng bị ảnh hưởng bởi nắng nóng. Nhiều trại nuôi hải sâm ở phía Đông Bắc Trung Quốc chịu thiệt hại nặng nề do nhiệt độ nước tăng. Tại tỉnh Liêu Ninh, hầu hết hải sâm được nuôi trong các ao sâu dưới 7 m đã chết vì nắng nóng kéo dài kể từ hôm 23-7.
Các quan chức nông nghiệp Trung Quốc ước tính 68.000 tấn hải sâm chết trên cả nước, gây thiệt hại khoảng 6,9 tỉ nhân dân tệ (tương đương 1 tỉ USD).
Theo tờ South China Morninh Post (Hồng Kông), một chủ trại nuôi hải sâm cho biết nhiệt độ nước tăng lên khoảng 30 độ C trong 2 tuần qua và 36 độ C vào buổi trưa, tăng mạnh so với nhiệt độ cao nhất được ghi nhận trong những năm trước là 26 độ C.
Bà Eva Plaganyi-Lloyd, nhà khoa học biển tại Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp ở Úc, nói: "Hải sâm sống tốt trong điều kiện nước mát từ 5-20 độ C và nếu nhiệt độ vượt 25 độ C, loài này có thể chết vì độ mặn cao và mức ôxy thấp". Theo chuyên gia này, 30 độ C là nhiệt độ tối đa mà hải sâm chịu được.
Nhiều trại nuôi hải sâm ở phía Đông Bắc Trung Quốc chịu thiệt hại nặng nề do nhiệt độ nước tăng.
Nắng nóng còn đe dọa môi trường sống của nhiều người dân ở Bồ Đào Nha. Hôm 8-8, lực lượng cứu hỏa tiếp tục chiến đấu đám cháy rừng trong ngày thứ 6 liên tiếp khi ngọn lửa đang lan sang các ngọn đồi ở miền Nam Bồ Đào Nha.
Theo AP, bán đảo Iberia đã gồng mình dưới cái nóng kỷ lục vào cuối tuần rồi khi nhiều nơi vượt mức 45 độ C. Ở Tây Ban Nha, vụ cháy rừng hôm 7-8 ở gần TP Valencia buộc 2.500 người phải sơ tán. Đợt nóng kỷ lục còn làm điên đảo miền Trung và Đông Bắc nước Pháp với nhiệt độ có thể lên đến 40 độ C. Trong khi đó, cháy rừng cũng lây lan ở vùng Wateren - Hà Lan, cách thủ đô Amsterdam 135 km về phía Đông Bắc.
Lực lượng cứu hỏa tiếp tục chiến đấu đám cháy rừng trong ngày thứ 6 liên tiếp khi ngọn lửa đang lan sang các ngọn đồi ở miền Nam Bồ Đào Nha.
Bình luận (0)