Dự luật luật trên đã được cả Hạ viện và Thượng viện nhất trí thông qua. 15 trong số 19 kẻ cướp máy bay thương mại đâm vào tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu Năm Góc ngày 11-9-2001 là công dân của Ả Rập Saudi, 2 người khác đến từ Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất.
JASTA được Thượng viện thông qua hồi tháng 5-2016 và được Hạ viện thông qua trước khi Mỹ tưởng niệm 15 năm ngày xảy ra sự kiện khủng bố 11-9.
Một người đàn ông tưởng niệm con trai thiệt mạng trong vụ khủng bố 11-9. Ảnh: Reuters
Cùng ngày 23-9 sau khi ông Obama phủ quyết dự luật, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Charles Schumer mô tả đó là “một quyết định đáng thất vọng và sẽ sớm được thanh đổi nhanh chóng”.
“Nếu Ả Rập Saudi không làm gì sai, họ không phải sợ dự luật JASTA. Nếu họ có liên quan đến vụ 11-9, họ phải chịu trách nhiệm. Gia đình các nạn nhân vụ 11-9 xứng đáng được khởi kiện” - ông Schumer nói thêm.
Ả Rập Saudi trước đó đã thất bại trong việc ngăn chặn dự luật mặc dù tiến hành nhiều cuộc vận động hành lang ở Washington. Sau khi Hạ viện thông qua dự luật JASTA, Tổng thư ký Abdullatif al-Zayani Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh Ả Rập đã bày tỏ “quan ngại sâu sắc”, khẳng định dự luật này “trái với nền tảng và nguyên tắc trong các mối quan hệ giữa 2 nước và nguyên tắc miễn tố tụng của các nước”, theo AP.
Trong khi đó, Reuters cho hay chính phủ Qatar tuyên bố dự luật JASTA “vi phạm luật quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia”. Ahmed Aboul-Gheit, Tổng thư ký Liên đoàn Ả Rập, khẳng định dự luật mâu thuẫn với "chuẩn mực đã được thiết lập của luật pháp quốc tế", theo hãng tin nhà nước Ai Cập MENA.
Bình luận (0)