Theo Reuters, bà Merkel nói rằng cả hai nước, đặc biệt là Nga với vai trò thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ), có trách nhiệm xử lý những vấn đề này.
Bà Merkel và ông Putin gặp nhau tại thị trấn Gransee, cách thủ đô Berlin của Đức khoảng 55 km. Ảnh: Reuters.
Nữ thủ tướng Đức cho biết bà có kế hoạch nêu vấn đề nhân quyền với ông Putin và thảo luận về quan hệ song phương vốn trở nên căng thẳng sau khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014.
"Quan điểm của tôi là những vấn đề còn tranh cãi chỉ có thể được giải quyết trong các cuộc đối thoại và thông qua con đường đối thoại"- bà Merkel nói.
Cả hai nhà lãnh đạo đều bày tỏ quan ngại về vấn đề Syria và tình cảnh của hàng triệu người tị nạn do cuộc chiến 7 năm ở nước này gây ra.
Bà Merkel khẳng định việc đẩy lùi một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Idlib, Syria và khu vực xung quanh là điều quan trọng. Nữ thủ tướng cũng cho biết bà và ông Putin đã thảo luận về vấn đề cải cách hiến pháp và tương lai bầu cử khi họ gặp nhau ở Sochi, Nga, hồi tháng 5.
Cả hai nhà lãnh đạo đều bày tỏ quan ngại về vấn đề Syria và tình cảnh của hàng triệu người tị nạn do cuộc chiến 7 năm ở nước này gây ra. Ảnh: Reuters
"Quan điểm của tôi là những vấn đề còn tranh cãi chỉ có thể được giải quyết trong các cuộc đối thoại và thông qua con đường đối thoại"- bà Merkel nói.
Cả hai nhà lãnh đạo đều bày tỏ quan ngại về vấn đề Syria và tình cảnh của hàng triệu người tị nạn do cuộc chiến 7 năm ở nước này gây ra.
Hai bên thảo luận về nhiều vấn đề từ xung đột ở Ukraine và Syria đến Iran và một dự án đường ống dẫn khí đốt mà Mỹ phản đối. Ảnh: Reuters
Tổng thống Putin nói với báo giới rằng phải làm tất cả mọi thứ để giúp những người tị nạn Syria hồi hương và rằng Syria cần trợ giúp để tái thiết. Hai nhà lãnh đạo không nhận câu hỏi từ báo giới.
Về vấn đề Ukraine, bà Merkel bày tỏ hy vọng những nỗ lực mới có thể được thực hiện vào đầu năm học mới để giải quyết vấn đề của lực lượng quân đội Ukraine và người ly khai tại khu vực Donbass.
Về dự án Nord Stream 2 dẫn khí đốt từ Nga đến Đức qua biển Baltic, bà Merkel cho rằng Ukraine nên tiếp tục giữ vai trò trong việc trung chuyển khí đốt đến châu Âu. Đồng thời, nữ lãnh đạo Đức cũng hoan nghênh việc Liên minh Châu Âu (EU), Nga và Ukraine bắt đầu thảo luận về vấn đề này.
Bà Merkel và ông Putin nói chuyện với báo giới. Ảnh: Reuters
Ông Putin ký vào sổ lưu niệm ở Lâu đài Meseberg ở Gransee. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, ông Putin cho biết một động thái như vậy phải có ý nghĩa về mặt kinh doanh.
"Tôi muốn nhấn mạnh rằng điều chủ yếu là việc trung chuyển khí đốt tại Ukraine, vốn là truyền thống với chúng tôi, đáp ứng các yêu cầu kinh tế"- ông chủ điện Kremlin nói. "Nord Stream 2 hoàn toàn là một dự án kinh tế".
Mỹ đang gây sức ép để Đức chấm dứt dự án đường ống dẫn khí đốt nói trên, lập luận rằng điều này sẽ làm gia tăng sự phụ thuộc của Đức vào Nga.
Về phần mình, Ukraine lo ngại đường ống sẽ cho phép Moscow cắt bỏ vai trò trạm trung chuyển khí đốt của nước này, trong khi các nước láng giềng Đông Âu của Đức cũng đã nêu quan ngại về dự án.
Ảnh: Reuters
Tổng thống Putin đến Đức tối 18-8 sau khi dừng chân tại Áo để tham dự đám cưới của Bộ trưởng Ngoại giao Áo Karin Kneissl với doanh nhân Wolfgang Meilinger.
Bình luận (0)