Ngoài ra, một số lãnh đạo Đảng Pakistan Tehreek-e-Insaf (PTI) của ông Khan cũng bắt giữ trong 2 ngày 10 và 11-5.
Phản ứng trước diễn biến trên, những người ủng hộ ông Khan đã xông vào các tòa nhà quân sự và nơi ở của một tướng quân đội hàng đầu ở TP Lahore, thủ phủ tỉnh Punjab và là quê nhà của ông Khan. Ở nhiều địa phương khác, đám đông người biểu tình cũng tấn công, đốt phá các tòa nhà, tài sản của chính quyền.
Theo hãng tin Bloomberg, ít nhất 8 người thiệt mạng và nhiều người bị thương trong các cuộc biểu tình và đụng độ với lực lượng an ninh 2 ngày qua. Cảnh sát đã bắt giữ hơn 1.650 người biểu tình có hành vi bạo lực ở tỉnh Punjab.
Những người ủng hộ cựu Thủ tướng Imran Khan ném đá về phía cảnh sát trong cuộc biểu tình ở TP Peshawar - Pakistan ngày 10-5 Ảnh: Reuters
Căng thẳng vẫn ở mức cao tại quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân này hôm 11-5 khi lực lượng bán quân sự và cảnh sát được triển khai ngoài đường phố tại các thành phố lớn.
Các dịch vụ viễn thông tạm ngưng hoạt động trong lúc nhiều trường học và văn phòng đóng cửa tại 2 trong số 4 tỉnh của Pakistan.
Ông Khan bị lật đổ trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm của Quốc hội vào năm ngoái. Kể từ đó, cựu lãnh đạo này dẫn đầu làn sóng biểu tình chống lại chính phủ hiện tại, đồng thời cáo buộc họ thông đồng với quân đội để phế truất mình.
Theo Reuters, bất ổn chính trị leo thang khiến Pakistan không còn nhiều hy vọng trong việc đạt thỏa thuận giải ngân gói cứu trợ với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để tránh cuộc khủng hoảng nợ.
Trong bối cảnh kinh tế suy thoái nghiêm trọng, quốc gia 220 triệu dân này hy vọng IMF sẽ sớm giải ngân các gói cứu trợ trị giá 6,5 tỉ USD hết hạn vào tháng 6-2023.
Một số chuyên gia nhận định với Reuters rằng những gì đang xảy ra khiến IMF thậm chí còn thận trọng hơn trong việc tái khởi động thỏa thuận cho vay dành cho Pakistan.
Bình luận (0)