xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Pháo Trung Quốc đưa ra biển Đông, 3 tháng đã hỏng vì rỉ sét

Phạm Nghĩa (Theo SCMP)

(NLĐO) - Các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm một loại vật liệu chống ăn mòn mới để bảo vệ vũ khí và cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở biển Đông.

Theo báo South China Morning Post (SCMP), thời tiết khắc nghiệt ở biển Đông đã làm cho vũ khí và cơ sở hạ tầng của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo bị ăn mòn nhanh hơn nhiều so với những gì các chuyên gia dự kiến.

Chẳng hạn, một nhà nghiên cứu giấu tên đầu tháng này cho SCMP biết một khẩu pháo mà Trung Quốc đưa ra biển Đông đã ngừng hoạt động chỉ sau 3 tháng vì rỉ sét.

Không chỉ vũ khí, hệ thống radar, tên lửa, tường ở bến cảng, tòa nhà tại sân bay, đường băng, đường ống, thậm chí cả phần móng xây trên các đảo nhân tạo cũng có thể bị hư hỏng một cách nhanh chóng.

Để cứu những tài sản quý giá này, quân đội Trung Quốc đang lên kế hoạch phủ chúng bằng graphene - vật liệu do các nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Manchester (Anh) phát triển vào năm 2004, cứng gấp 100 lần so với thép.

Pháo Trung Quốc đưa ra biển Đông, 3 tháng đã hỏng vì rỉ sét - Ảnh 1.

Thời tiết khắc nghiệt ở biển Đông đã làm cho vũ khí và cơ sở hạ tầng của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo bị ăn mòn nhanh hơn nhiều so với dự kiến. Ảnh: Reuters

SCMP tiết lộ một viện nghiên cứu quân sự ở TP Thượng Hải đang tiến hành bước thử nghiệm cuối cùng trước khi đưa lớp phủ graphene vào sử dụng. Lớp phủ này được sản xuất ở Ninh Ba, thủ phủ tỉnh Giang Tô. Nó được cho là rẻ hơn nhiều so với các sản phẩm tương tự trên thị trường - 38-60 nhân dân tệ (5,5-8,7 USD)/kg so với 300-900 nhân dân tệ/kg của các sản phẩm khác.

Theo nhà nghiên cứu nói trên, lớp phủ graphene chưa được phê duyệt trong quân sự nhưng đã được áp dụng trong lĩnh vực dân sự. Đặc biệt, nó phát huy tác dụng trong ngành công nghiệp hóa chất nhằm bảo vệ đường ống khỏi bị ăn mòn, chống lại axit, áp suất cao và nhiệt độ cao. "Các dây chuyền sản xuất của chúng tôi đang hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu" – nhà nghiên cứu này xác nhận.

Trong tương lai, quân đội Trung Quốc cũng được cho là sử dụng lớp phủ graphene thế hệ mới trên các máy bay chiến đấu và tàu khu trục, qua đó tăng cường khả năng tàng hình của chúng.

Pháo Trung Quốc đưa ra biển Đông, 3 tháng đã hỏng vì rỉ sét - Ảnh 2.

Đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trái phép ở biển Đông. Ảnh: AP

GS Hu Qigao đến từ Trường ĐH Công nghệ Quốc phòng ở TP Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, cho biết hoạt động xây dựng các đảo nhân tạo ở biển Đông từ năm 2013-2015 đã diễn ra một cách vội vàng và gặp nhiều vấn đề.

Cụ thể, Bắc Kinh chưa nghiên cứu đầy đủ về môi trường tự nhiên của biển Đông cũng như tác động của nó đối với cấu trúc kỹ thuật trên các đảo và rạn san hô. Ngoài ra, việc thiết kế và xây dựng không dựa trên những đánh giá khoa học chuyên sâu và dài hạn.

Các yếu tố bất lợi đối với vũ khí và cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ở biển Đông bao gồm nhiệt độ cao, độ ẩm, sương mù, không khí mặn và bức xạ mặt trời cao. Ông Hu nói tốc độ ăn mòn vũ khí và cơ sở hạ tầng cũng khiến quân đội Trung Quốc phải bất ngờ. Hậu quả, các cấu trúc bê tông bắt đầu tan rã sau chưa đầy 3 năm và các thiết bị kim loại ngừng hoạt động trong vòng 1 năm do bị ăn mòn.

Năm 2017, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc thống kê tình trạng ăn mòn khiến Bắc Kinh mất khoảng 300 tỉ USD vào năm 2014, tương đương 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo