xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phập phồng chứng khoán Trung, Nhật

Thu Hằng

Trong khi thị trường chứng khoán Trung Quốc đang quay cuồng thì Nhật Bản không ít lần lâm vào cảnh khốn đốn

Trong khi ánh mắt lo âu đổ dồn về phía thị trường chứng khoán (TTCK) đang quay cuồng của Trung Quốc, tạp chí Forbes ngày 21-8 bất ngờ có bài phân tích khiến nhiều người giật mình mang tựa đề “Phải chăng thị trường chứng khoán Nhật Bản sắp sụp đổ?”

“Sụp đổ khắc nghiệt”

Theo bài viết, TTCK của đất nước mặt trời mọc không ít lần lâm vào cảnh khốn đốn trong 25 năm qua. Tới năm 2015, cổ phiếu Nhật Bản có màn trình diễn khá tích cực. Tuy nhiên, các chuyên gia của Forbes đã nhìn ra những dấu hiệu cho thấy nguy cơ sụp đổ của một trong những TTCK sôi động nhất thế giới này. Nếu xét trên những lần trồi sụt chấn động trước đây, sự “sụp đổ” sắp tới có thể rất nghiêm trọng.

TTCK Nhật Bản từng chạm đáy năm 1982 ở mức hẩm hiu 6.800 điểm. Bảy năm sau đó, chỉ số Nikkei 225 tăng dần cho tới khi đạt đỉnh kỷ lục của mọi thời đại là 38.916 điểm vào ngày 19-12-1989. Trong suốt giai đoạn đó, chứng khoán Nhật Bản tăng đáng kinh ngạc với trung bình 27% mỗi năm. Tuy nhiên, khi giai đoạn hoàng kim đó qua đi, TTCK Nhật Bản lại chìm trong không khí giao dịch ảm đạm cùng thời kỳ giảm phát kéo dài và sự chững lại của nền kinh tế.

 

Thị trường chứng khoán Nhật Bản đang gây thắc thỏm Ảnh: REUTERS
Thị trường chứng khoán Nhật Bản đang gây thắc thỏm Ảnh: REUTERS

 

Một trong những nhân tố quan trọng nhất tác động tới giá chứng khoán là mức lời hay lỗ của một doanh nghiệp. Khi lợi nhuận tốt, giá chứng khoán có xu hướng tăng và ngược lại. Thị trường Nhật Bản vốn do xuất khẩu chi phối nên khi hoạt động này diễn ra mạnh mẽ, lợi nhuận tăng kéo theo giá chứng khoán đi lên. Ngược lại, khi xuất khẩu giảm, lợi nhuận doanh nghiệp giảm, tất yếu đè nặng áp lực suy thoái lên TTCK.

Kết quả phân tích TTCK và giá xuất khẩu của Nhật Bản trong giai đoạn từ tháng 1-1994 đến giữa tháng 8-2015 cho thấy có 3 giai đoạn đi ngược lại quy luật nói trên: giá xuất khẩu giảm nhưng giá chứng khoán vẫn tăng. Thế nhưng, gần sát thời điểm giá xuất khẩu chạm đáy, giá chứng khoán lập tức lao dốc. Đáng chú ý là vài năm trở lại đây, giá chứng khoán Nhật Bản tăng nhanh hơn giá xuất khẩu - một dấu hiệu đáng lo ngại cho tương lai của TTCK nước này.

Ngoài ra, Nhật Bản còn lo ngại trước việc Trung Quốc thao túng tỉ giá đồng nhân dân tệ, như cảnh báo của Bộ trưởng Bộ Tài chính Taro Aso hôm 21-8.

Trung Quốc khó đoán

Cũng theo Forbes, sự tăng trưởng chậm của kinh tế toàn cầu và nhu cầu nhập khẩu suy yếu đang khiến nhiều quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu gặp khó khăn, điển hình là Trung Quốc. Theo ông Ivan Glasenberg, giám đốc điều hành tập đoàn giao dịch hàng hóa Glencore (trụ sở ở Thụy Sĩ), không ai dự đoán được xu hướng của thị trường hàng hóa Trung Quốc. “Nửa đầu năm nay, (kinh tế) Trung Quốc tỏ ra yếu ớt hơn chúng ta tưởng” - ông nhấn mạnh.

Như để chứng minh cho nhận định trên, kết quả khảo sát công bố ngày 21-8 của tập đoàn truyền thông Tài Tân (Caixin) cho thấy hoạt động của các nhà máy ở Trung Quốc đang suy giảm mạnh nhất kể từ giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009. Theo đó, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) - thước đo sức khỏe nền kinh tế đất nước - trong tháng 8 rớt xuống 47,1 điểm, thấp hơn mức 47,8 của tháng 7 và là mức thấp nhất trong hơn 6 năm qua. PMI trên 50 điểm thể hiện tăng trưởng, dưới 50 điểm là suy giảm.

Con số ảm đạm nói trên như đổ thêm dầu vào “ngọn lửa” bán tháo cổ phiếu những ngày qua. Khép lại phiên giao dịch ngày 21-8, TTCK Trung Quốc tiếp tục giảm hơn 4%. Các chỉ số chứng khoán quan trọng của nền kinh tế số 2 thế giới đã giảm 11,5% trong tuần này.

TTCK châu Á cũng ồ ạt giảm điểm trong ngày giao dịch cuối tuần. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản “bốc hơi” 2,9%, chốt lại mức giảm 5,2% trong tuần này. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 1,6% trong ngày, giảm 4% trong cả tuần...

Trong khi đó, giá vàng thế giới tiếp tục xu hướng tăng những ngày gần đây. Trái lại, sau khi hay tin xấu của Trung Quốc, giá dầu thô ngọt nhẹ tại thị trường Mỹ hôm 21-8 chứng kiến tuần giảm giá thứ 8 liên tục, làm thành đợt rớt giá dài nhất trong 29 năm qua.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo