Vị quan chức NTC này cho cho biết thêm rằng số vũ khí nói trên đã được chính quyền của nhà lãnh đạo bị lật đổ Muammar Gaddafi nhập từ một nước Châu Á, tuy nhiên ông này lại không tiết lộ đó quốc gia nào.
“Với sự trợ giúp của các tổ chức và cộng đồng quốc tế, giới chức Libya đang thực hiện các biện pháp cần thiết để huỷ bỏ số vũ khí hoá học một cách an toàn theo các tiêu chuẩn quốc tế”, ông al-Saghir cho hay .
Theo Tân Hoa xã, một số nước phương tây nói rằng ông Gaddafi từng kiểm soát một kho tên lửa và vũ khí hóa học rất lớn, trong đó có hơn 10 tấn đạn pháo có chứa mù tạt.
Theo BBC, dòng người đi trên những phương tiện chất đầy các đồ đạc ngổn ngang xếp hàng tại các chốt kiểm soát an ninh ở cửa ngõ thành phố Sirte. Lực lượng NTC cũng khuyến khích dân thường rời khỏi thành phố trước khi diễn ra trận chiến quyết định và đã tuyên bố ngừng bắn 2 ngày để tạo điều kiện cho công tác sơ tán.
BBC dẫn lời một số người trong đoàn di tản cho biết tình hình tại Sirte đã xấu tới mức không có lương thực, nước uống và điện.
Al-Saadi bác cáo thị đỏ của Interpol
Al-Saadi
Al-Saadi, con trai đại tá Muammar Gaddafi đã lên tiếng phủ nhận tất cả các cáo buộc tham nhũng và đe doạ vũ trang và bác bỏ lệnh truy nã của Tổ chức Cảnh sát Quốc tế Interpol, trong một bức thư điện tử gởi tới hãng thông tấn AP hôm 2-10.
Bức thư được chuyển tiếp từ luật sư Nick Kaufman của al-Saadi Gaddafi, trong đó al-Saadi “lấy làm tiếc trước cáo thị đỏ của Interpol và phủ nhận gay gắt những cáo buộc chống lại anh ta". Hồi tuần trước, Interpol đã phát cáo thị đỏ đối với Saadi Gaddafi vì các tội danh phạm phải trong thời gian lãnh đạo liên đoàn bóng đá của Libya. Saadi cũng là chỉ huy lực lượng đặc nhiệm và là đối tượng chịu sự trừng phạt của Liên Hiệp Quốc vì chỉ huy các đơn vị quân đội đàn áp biểu tình. Được biết, trong thư al-Saadi gọi lệnh truy nã của Interpol “rõ ràng là một quyết định chính trị nhằm công nhận chính quyền Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp mà không quan tâm tới hệ thống luật pháp hoạt động thiếu công bằng, hiệu quả tại Libya". |
Bình luận (0)