Nhóm các nhà nghiên cứu từ các tổ chức của Chile, Brazil và Mỹ đã tìm thấy các hóa thạch xương cá voi tại sa mạc Atacama, nơi khô cằn nhất trên trái đất, nằm cách thủ đô Santiago của Chile khoảng 700 km về phía Bắc và cách bờ biển Thái Bình Dương 1 km.
Phát hiện hoá thạch xương cá voi tại sa mạc Atacama, nơi khô cằn nhất trên trái đất (Ảnh: AP)
Phần lớn các hoá thạch cho thấy đó là những con cá voi dài khoảng 8 m (Ảnh: AP)
Trong số 75 hóa thạch cá voi được phát hiện, hơn 20 trong số đó là những bộ xương còn nguyên vẹn gần như hoản hảo. Các nhà khoa học tin rằng có thể còn hàng trăm bộ xương hóa thạch nữa chưa được tìm thấy.
Phần lớn các hóa thạch cho thấy đó là những con cá voi dài khoảng 8 m. Các nhà nghiên cứu tin rằng các hóa thạch cá voi có thể đã nằm ở đó từ 2-7 triệu năm trước và rất khó xác định xem liệu chúng có chết cùng lúc hay không.
Một số chuyên gia đoán rằng các con cá voi mất phương hướng và mắc cạn ở đây, một số khác thì cho rằng chúng bị mắc kẹt do một trận lở đất hay một cơn bão.
Nghĩa địa cá voi cách bờ biển Thái Bình Dương 1 km (Ảnh: AP)
Các nhà nghiên cứu tin rằng các hoá thạch cá voi có thể đã nằm ở đó từ 2-7 triệu năm trước (Ảnh: AP)
Các nhà khoa học tin rằng có thể còn hàng trăm bộ hoá thạch nữa chưa được tìm thấy (Ảnh: AP)
Xương cá voi được phát hiện gần thành phố cảng Caldera vào tháng 6-2010 khi tiến hành dự án mở rộng đường cao tốc. Cho đến nay, nhiều hóa thạch cá voi tiếp tục được tìm thấy dọc đường cao tốc đang thi công.
Sau khi được phát hiện, nhiều hóa thạch đã được chuyển tới bảo tàng ở Caldera. Các nhà nghiên cứu từ Bảo tàng lịch sử quốc gia Chile cũng đang nghiên cứu các hóa thạch này.
Nhiều hóa thạch cá voi được tìm thấy dọc đường cao tốc đang thi công (Ảnh: AP)
Bình luận (0)