Tiểu hành tinh nói trên được đặt tên là 2019 TA7. Các nhà thiên văn học chỉ mới phát hiện ra nó hồi đầu tuần này. Nếu di chuyển với vận tốc hiện tại là 35.400 km/giờ, 2019 TA7 sẽ tiếp cận Trái Đất trong khoảng thời gian 115 năm nữa.
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết 2019 TA7 có đường kính 34 m, thuộc nhóm các tiểu hành tinh được phát hiện di chuyển gần Trái Đất trong những ngày vừa qua.
Bình thường, thiên thạch sẽ bay quanh Mặt Trời với chu kỳ mỗi 240 ngày và bay qua Trái Đất khoảng 1 lần/năm. Trong khi đó, 2019 TA7 dự kiến tiếp cận Trái Đất ở khoảng cách gần 1,5 triệu km, gần Trái Đất hơn 50 lần so với "người hàng xóm thân cận nhất" của chúng ta là Sao Thuỷ.
Ảnh minh hoạ: Pixabay
Các chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo rằng Trái Đất "không có khả năng phòng thủ" nếu bị một tiểu hành tinh lao vào bề mặt. Trên thực tế, Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã tạo ra Ngày tiểu hành tinh thế giới (WAD) nhằm nỗ lực nâng cao nhận thức về mối đe doạ này.
Ngoài ra, LHQ đặc biệt lo ngại về các tiểu hành tinh không bị phát hiện hoặc phát hiện muộn tương tự như 2019 TA7. Việc các vật thể không gian nguy hiểm như 2019 TA7 lao vùn vụt về phía chúng ta ít nhất cũng tạo nên sự bất ngờ, chưa kể hậu quả tiềm tàng mà nó có thể gây ra.
Hồi tháng 8, một tiểu hành tinh có kích thước lớn hơn Đại kim tự tháp Giza và bị liệt vào dạng "nguy hiểm tiềm tàng" cũng bị phát hiện đang lao về phía Trái Đất với tốc độ 64.800 km/giờ.
Tiểu hành tinh khổng lồ được gọi là 2019 OU1, có đường kính 160 m, tức lớn hơn kim tự tháp nổi tiếng của Ai Cập khoảng 20 m.
Bình luận (0)