"Chính phủ Ukraine có thể sử dụng số tiền này để ổn định kinh tế, hỗ trợ các cộng đồng bị tàn phá và chi trả cho những công nhân dũng cảm tiếp tục cung cấp dịch vụ thiết yếu cho người dân Ukraine" – Tổng thống Biden nói, đồng thời cho biết thêm ông đã trực tiếp thảo luận những gói viện trợ mới với Thủ tướng Shmyhal tại Nhà Trắng.
Tại Lầu Năm Góc, một quan chức quốc phòng cấp cao giấu tên của Mỹ tiết lộ với đài CNBC rằng gói viện trợ an ninh mới nhất được thiết kế phù hợp với các trận đánh khốc liệt ở Đông và Nam Ukraine.
Gói viện trợ này bao gồm 72 pháo howitzer, 144.000 đạn pháo, 72 phương tiện chiến lược để kéo pháo howitzer và hơn 121 máy bay không người lái chiến lược Phoenix Ghost.
Một quan chức khác cho biết những chuyến bay đầu tiên chở hàng viện trợ Mỹ sẽ đáp xuống Ukraine trong 24-48 giờ tới.
Tổng thống Joe Biden tiếp đón Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal tại Nhà Trắng hôm 21-4. Ảnh: Nhà Trắng
Trong chuyến thăm Ukraine hôm 21-4, các nhà lãnh đạo Đan Mạch và Tây Ban Nha cũng đã cam kết tăng cường viện trợ quân sự cho quốc gia này.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez chia sẻ với các phóng viên tại Kiev rằng quốc gia của ông sẽ bàn giao thêm 200 tấn đạn dược và vật tư quân sự cho Ukraine, cao hơn gấp 2 lần so với lượng khí tài Madrid đã cung cấp cho Kiev đến giờ.
Cũng tại cuộc họp báo này, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cho biết quốc gia của bà sẽ cung cấp gói viện trợ quân sự bổ sung trị giá 87,60 triệu USD cho Ukraine, nâng tổng viện trợ quân sự Copenhagen dành cho Kiev lên khoảng 146 triệu USD kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht thông báo nước này đã đạt một thỏa thuận với các đối tác Đông Âu để cung cấp cho Ukraine lô vũ khí hạng nặng mới, bao gồm xe tăng, xe bọc thép…"trong vài ngày tới".
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez, Phó Thủ tướng Ukraine Olha Stefanishyna (giữa) và Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen chụp ảnh lưu niệm tại Kiev hôm 21-4. Ảnh: Reuters
Nga, Mỹ đáp trả trừng phạt
Nga đã áp lệnh cấm nhập cảnh "vô thời hạn" nhằm vào Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg cùng hàng chục công dân Mỹ và Canada để đáp trả các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Bộ Ngoại giao Nga thông báo lệnh hạn chế đi lại mới được áp nhằm vào 29 công dân Mỹ và 61 công dân Canada, trong đó có giới chức quốc phòng, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo của 2 nước.
Trong khi đó, Tổng thống Biden ngày 21-4 tuyên bố Mỹ sẽ áp lệnh cấm cập cảng đối với các tàu liên quan đến Nga, nước đi mới nhất nhằm gia tăng sức ép lên Moscow vì cuộc chiến ở Ukraine.
Nhà Trắng sẽ sớm thông báo chi tiết về lệnh cấm này. Trước đó, Canada và các nước châu Âu cũng đã ban bố lệnh cấm tương tự.
Bình luận (0)