xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phương thức hành hình tử tội trên thế giới

Theo CAND

Thi hành án tử hình phổ biến ở các nước là treo cổ và xử bắn. Một số quốc gia đã áp dụng hình thức “nhẹ nhàng” hơn, đó là tiêm thuốc độc. Ở Việt Nam, việc hành hình các tử tội đang được nghiên cứu để hoàn thiện hơn.

Trung Quốc áp dụng hình thức xử bắn đối với các tội phạm nguy hiểm như tham nhũng nghiêm trọng, giết người, ma túy, tội phạm có tổ chức… Thường thường, nhiều tử tội được đưa ra pháp trường cùng một lúc và bị xử bắn tập thể trước sự chứng kiến của hàng vạn người dân. Điều này có ý nghĩa răn đe, phòng ngừa tội phạm rất lớn. Còn các tử tội khác được đưa vào buồng giam và tiêm thuốc độc gây chết người.

Ở một số nước Hồi giáo, việc tử hình được thực hiện bằng ném đá đến chết hoặc thiêu sống. Phụ nữ theo đạo Hồi nếu ngoại tình hoặc hành nghề mại dâm sẽ phải chịu hình phạt này trong khi đó ông theo đạo Hồi có quyền lấy tới... 4 vợ.

Xưa kia ở một số nước châu Âu, tử hình được thực hiện bằng chém. Bị án được đưa lên máy chém để thực hiện hình phạt. Các hình thức cẩu đầu trảm, long đầu trảm rất phổ biến trong lịch sử Trung Quốc cổ đại. Ngoài ra, trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam còn có các biện pháp cho voi giày, tùng xẻo hoặc ném bị án vào vạc dầu sôi.

Ở Việt Nam, Điều 259 Bộ luật tố tụng hình sự nước ta năm 2003 quy định “Hình phạt tử hình được thi hành bằng xử bắn”. Bộ Công an được giao chủ trì tổ chức thi hành hình phạt tử hình.

Từ năm 1974, Bộ Công an đã có chỉ thị “Về việc thi hành án tử hình” trong đó quy định tiến hành thống nhất thi hành án tử hình.

Trong một số tập của bộ phim Cảnh sát hình sự cũng đã quay cảnh các vụ thi hành án tử hình. Tại pháp trường, đội thi hành án gồm 5 chiến sĩ công an bắn giỏi được lựa chọn, sẽ bắn một loạt súng trường thẳng vào tim phạm nhân. Để kết thúc việc thi hành án tử hình, cán bộ chỉ huy đội bắn thêm một phát súng ngắn vào thái dương của phạm nhân gọi là viên đạn ân huệ. Sau khi đã thi hành án tử hình, Cơ quan Công an có trách nhiệm làm giấy báo cho thân nhân, gia đình phạm nhân biết.

Thực tiễn cho thấy, việc thi hành hình phạt tử hình bằng xử bắn có tác dụng răn đe tội phạm, tuyên truyền phòng ngừa tội phạm cao. Tuy nhiên, biện pháp này làm cho thi thể tử tội không nguyên vẹn và có ảnh hưởng nhiều tới tâm lý, tư tưởng cán bộ chiến sĩ thi hành án nhất là số cán bộ công an đã tham gia xử bắn nhiều hoặc xử bắn các tử tội là nữ, hoặc trực tiếp được giao trói, bịt mắt tử tội và được giao bắn viên đạn ân huệ vào thái dương phạm nhân. Rất ít cán bộ trẻ xung phong vào các đội công tác này.

Trong quá trình thi hành hình phạt tử hình cũng đã xuất hiện nhiều vướng mắc như kiểm tra căn cước, xác định vân tay của tử tù, hoãn thi hành án, gia đình xin nhận xác bị án về mai táng. Đã có nhiều vụ án phải hoãn thi hành án, điển hình là các tử tù Siêng Phênh và Nguyễn Khánh Lộc đã đề nghị hoãn thi hành án để khai ra một số kẻ đồng phạm đang còn giấu mặt ngoài xã hội. Bên cạnh đó có nhiều trường hợp gia đình tự ý đào lấy xác người thân về mai táng sau khi hình phạt tử hình đã được thi hành.

Về pháp trường thi hành án tử hình, các địa phương rất khó tìm địa điểm để làm, nhất là các tỉnh đồng bằng. Có tỉnh như Nghệ An phải đi xe 140km mới có địa điểm thi hành án tử hình. Vì vậy, cần xây dựng những pháp trường cố định để thi hành án tử hình. Pháp trường cần được xây dựng ở các nơi dễ đi lại, có điều kiện cho nhân dân xem, có tường chắn đạn, gần nơi chôn cất bị án.

Để góp phần hoàn thiện công tác thi hành án tử hình, Nhà nước cần nghiên cứu, áp dụng 2 phương thức: xử bắn hoặc tiêm thuốc độc. Hình phạt tử hình được thi hành bằng xử bắn đối với những kẻ phạm tội là chủ mưu nguy hiểm cầm đầu các băng nhóm tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Các trường hợp tử hình khác nên thi hành bằng tiêm thuốc độc tại buồng giam như một số nước.

---------------------------------

- Đến cuối năm 2004, trên thế giới còn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ đang áp dụng hình phạt tử hình, trong đó có nhiều nước như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Liên bang Nga, Indonesia v.v...

- 61 quốc gia đã loại bỏ hoàn toàn án tử hình.

- 14 quốc gia như Canada, Tây Ban Nha, Nam Phi… loại bỏ án tử hình cho các tội phạm hình sự thường nhưng vẫn áp dụng án tử hình cho các tội đặc biệt nguy hiểm.

- Một số nước như Philippines trước đây đã bãi bỏ án tử hình nhưng nay khôi phục lại ở một số trọng tội.

- Năm 2003, thế giới có 2.756 người bị kết án tử hình và 1.146 bị thi hành án tử hình, trong đó riêng Trung Quốc có 726 người bị thi hành án tử hình. Con số này ở Iran là 108, tại Arập Xêút là 50.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo