Người phát ngôn của Deutsche Bank sau đó cũng quả quyết không có chuyện họ nhờ chính phủ ra tay giúp đỡ.
Thông tin về kế hoạch giải cứu này được tạp chí Die Zeit đăng tải trước đó cùng ngày, lập tức gây chú ý giữa lúc nổi lên nhiều nỗi lo về tương lai của Deutsche Bank. Chuyện cứu hay không cứu Deutsche Bank cũng là câu hỏi chính trị hóc búa đối với Thủ tướng Đức Angela Merkel trước thềm cuộc bầu cử năm tới.
Die Zeit cho hay theo dự thảo kế hoạch giải cứu, Deutsche Bank sẽ có thể bán tài sản cho các ngân hàng khác. Trong trường hợp nguy cấp nhất, chính phủ sẽ trợ giúp bằng cách mua 25% cổ phần ngân hàng này.
Theo trang Market Watch, cổ phiếu Deutsche Bank đã sụt giảm hơn 50% trong năm qua và ngân hàng mất gần 2/3 giá trị kể từ tháng 10-2015. Mới đây, ngân hàng công bố lợi nhuận quý II/2016 giảm tới 98%. Tai họa gần nhất giáng vào họ chính là đề nghị của Bộ Tư pháp Mỹ hồi tháng 8, theo đó, Deutsche Bank đóng khoản phạt lên tới 14 tỉ USD nhằm dàn xếp các cuộc điều tra về chứng khoán bảo đảm bằng tài sản thế chấp ở nước này.
Gọi Deutsche Bank là “một quả bom hẹn giờ”, chuyên gia bình luận kinh tế Anh Alex Brummer hôm 28-9 cảnh báo nếu “bom nổ”, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 sẽ tái diễn. Theo vị chuyên gia, sự suy sụp giá trị cổ phiếu và trái phiếu của Deutsche Bank là mối đe dọa lớn nhất đối với sự ổn định kinh tế và tương lai của châu Âu.
Cuộc khủng hoảng tài chính 8 năm trước bắt đầu từ sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư lớn bậc nhất nước Mỹ Lehman Brothers và đẩy thế giới tới bờ vực của một cuộc “Đại suy thoái”. Tờ Telegraph (Anh) hôm 28-9 đặt câu hỏi: Phải chăng Deutsche Bank sẽ là Lehman Brothers tiếp theo? Câu trả lời còn bỏ ngỏ nhưng không có nghĩa là một kết cục thảm họa như vậy không thể xảy ra.
Bình luận (0)