xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quyền lực nữ ở Châu Á: Sheikh Hasina, hai lần làm thủ tướng

Thảo Hương

Không giống như hai bà Julia Gillard và Yingluck Shinawatra, sự nghiệp chính trị của đương kim Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina chông gai hơn nhiều

img
Thủ tướng Sheikh Hasina và cha - tổng thống đầu tiên của Bangladesh. Ảnh: AFP
Cuối tháng 12 năm ngoái, Thủ tướng Sheikh Hasina nhận được một mật thư từ Ấn Độ gửi tới. Bức thư tiết lộ một số sĩ quan đương nhiệm và về hưu câu kết với một tổ chức Hồi giáo cực đoan lên kế hoạch đảo chính và sát hại bà. Ngày 19-1 vừa qua, người dân Bangladesh đã được chính quyền thông báo: Âm mưu đã bị phá vỡ, hai sĩ quan cấp tá về hưu bị bắt đã nhận tội nhưng kẻ chủ mưu là thiếu tá Syed Mohammad Ziaul Huq trốn thoát. Một trung tướng đang bị điều tra làm rõ vai trò trong vụ đảo chính hụt này.

Sinh ra trong máu đã có chính trị

Đó không phải là lần đầu tiên bà Sheikh Hasina đối mặt với âm mưu lật đổ chính quyền và ám sát bà. Đảo chính là một từ gắn với đời bà Hasina kể từ năm 1975.  Trong cái đêm 15-8  kinh hoàng năm ấy, một nhóm sĩ quan quân đội trẻ  đem xe tăng tấn công dinh tổng thống, bắn chết ông Sheikh Majibur Rahman –  vị tổng thống đầu tiên  được coi là cha đẻ của nước Cộng hòa Nhân dân Bangladesh đồng thời là người cha thân yêu của bà. Mẹ và ba em trai của bà cũng bị giết không thương tiếc. Bà Hasina và Rehana, em gái út của bà, thoát chết nhờ lúc đó đang viếng thăm Tây Đức.

Đứng sau cuộc binh biến lại là một số chiến hữu trong Liên minh Awami, một đảng trung tả do ông Rahman sáng lập và lãnh đạo. Hai chị em phải lánh nạn ở Anh. Tại đây, bà Hasina chính thức bước vào cuộc đấu tranh chính trị hoạt động trong phong trào chống chế độ chuyên chế  ở Bangladesh.

Thật ra, ở Bangladesh cái tên Sheikh Hasina từng được nhiều người biết đến với tư cách là thủ lĩnh sinh viên Trường Đại học Dhaka thời Bangladesh (Xứ Bengal, theo tiếng Bengali) mới giành được độc lập năm 1971. Trong phần giới thiệu tiểu sử bà Hasina, đài BBC đã viết “sinh vào tháng 9-1947, trong huyết quản của bà Sheikh Hasina đã có chính trị”.

Ngày 21-8-2004, bà Hasina lại bị mưu sát bằng lựu đạn trong một cuộc mít tinh chính trị ở thủ đô Dhaka. Lúc đó bà là thủ lĩnh phe đối lập có tài tổ chức những cuộc xuống đường của quần chúng. Nhiều chức sắc cao cấp Đảng Liên đoàn Awami do bà lãnh đạo và 21 ủng hộ viên của bà thiệt mạng. Bà Hasina thoát chết trong đường tơ kẽ tóc, chỉ bị thương nhẹ.

Chính trường khắc nghiệt

Năm 1981, bà Hasina được bầu vắng mặt làm chủ tịch Liên minh Awami trong khi bà sống ở New Delhi, thủ đô Ấn Độ. Cũng trong năm này, từ New Delhi bà trở về Bangladesh hoạt động trong phong trào đòi dân chủ dân sinh. Bà mở chiến dịch  chống chế độ quân phiệt của tướng Hossain Mohammed Ershad. Cũng vì các hoạt động này, bà bị bắt vào tù hoặc quản thúc tại nhà rất nhiều lần trong suốt thập niên 1980. Trong quốc hội, bà trở thành thủ lĩnh phe đối lập.

Năm 1991, lần đầu tiên Bangladesh tổ chức bầu cử quốc hội theo nguyên tắc dân chủ sau khi tổng thống Ershad từ chức do sức ép của các nước viện trợ và các đảng phái đối lập được đông đảo dân chúng ủng hộ. Đảng Quốc gia Bangladesh (BNP) do bà Khaled Zia  làm chủ tịch chiếm đa số ghế trong quốc hội. Bà Zia trở thành thủ tướng. Kể từ đó, hai bà Hasina và Zia  lao vào một cuộc tranh đấu không khoan nhượng vì BNP và Liên minh Awami như nước với lửa.

Cả hai bà Zia và Hasina đều có cùng một nỗi đau. Bà Hasina có cha chết vì binh biến tháng 8-1975 thì chồng bà Zia, tổng thống Ziaur Rahman, cũng bị ám sát chết trong một cuộc binh biến tháng 5-1981. Thế nhưng, hai bà không thể hòa hợp với nhau vì bà Zia cho rằng chồng bà mới thật sự là anh hùng đem lại độc lập cho Bangladesh chứ không phải cha của bà Hasina.

Sự thù địch của hai bà cũng như của hai đảng BNP và Liên minh Awami càng ngày càng gay gắt sau khi hai bà thay phiên nhau làm thủ tướng, mỗi người 2 lần trong suốt 21 năm qua.

Bà Hasina nếm trải vinh quang lần đầu tiên khi được bầu làm thủ tướng tháng 6-1996. Trong nhiệm kỳ đầu này, bà thu phục được lòng dân khi ký một hiệp ước 30 năm chia sẻ nước với Ấn Độ  vốn gây tranh cãi suốt một thời gian dài và ký hòa ước với các bộ tộc ở Đông Nam Bangladesh chấm dứt cuộc nổi dậy đầy bạo loạn kéo dài 23 năm.

Người nghèo và phụ nữ được quan tâm

Cuộc bầu cử năm 2001, bà lại thất cử do đối thủ thao túng phiếu bầu. Trở lại với vai trò đối lập, với khả năng tập hợp quần chúng xuống đường đấu tranh đòi dân chủ và công bằng, bà Hasina tiếp tục cuộc đấu tranh chính trị bất chấp mối đe dọa bị trục xuất và ở tù vì những cáo buộc chính phủ bà tham nhũng.

Tháng 1-2009, bà được bầu làm thủ tướng lần thứ hai sau nhiều năm đấu tranh không ngừng cho những mục tiêu xã hội và nhân văn. Chương trình cho vay tín dụng vi mô thông qua Ngân hàng Cộng đồng Grameen Bank là một sáng kiến nổi bật được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc công nhận đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác xóa nghèo.

Trao quyền cho phụ nữ cũng là một mục tiêu thành công khi tạo điều kiện bằng văn bản pháp luật cho 14.000 phụ nữ tham gia chính quyền các cấp thông qua bầu cử. Bà cũng có nhiều sáng kiến ngăn chặn nạn bạo hành phụ nữ và trẻ em. Riêng trong lĩnh vực giáo dục, bà rất quan tâm đến trẻ em gái bằng cách tăng ngân sách giáo dục tiểu học cho nữ sinh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo