xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rác điện tử đang đe dọa hành tinh

T.Q.LONG

Tổ chức Bảo vệ môi trường châu Âu vừa chính thức loan báo, con số đồ phế thải điện tử trung bình hằng năm tại cựu lục địa luôn tăng gấp ba lần tổng khối lượng các loại rác đô thị khác cộng lại

Còn các chuyên gia thuộc Liên Hiệp Quốc lại tính được con số cụ thể: Trong tương lai gần, lượng đồ phế thải từ các ngành kỹ thuật cao - máy vi tính, điện thoại di động và các thiết bị điện tử tân kỳ khác - sẽ vượt quá 40 triệu tấn mỗi năm. Do giá thành hàng điện tử ngày càng rẻ nên có thể tiếp cận tới người tiêu dùng bình thường nhất. Mặt khác, mẫu mã của chúng thay đổi thường xuyên đi kèm với những tiện ích tổng hợp đa năng, đã hình thành những “cơn sốt” bất tận, cốt sao để có được những phương tiện mới - nhất là trong lớp trẻ. Vậy là đồ “lỗi mốt” mặc nhiên bị đào thải, bổ sung vào lượng rác điện tử nhan nhản vốn có.

Đồng thời giới chuyên viên Liên Hiệp Quốc cũng lên tiếng kêu gọi, cần có ngay những phương cách giải quyết rốt ráo vấn đề, góp phần khống chế rác điện tử - mặt trái của nền văn minh - ở mức tối thiểu có thể chấp nhận được. Hưởng ứng lời hiệu triệu tâm huyết này, bốn công ty điện tử - tin học hàng đầu thế giới là Dell, Ericsson, HP và Microsoft cùng dự tính đưa ra một tiêu chuẩn chung duy nhất cho các dòng sản phẩm sắp được tung ra thị trường: tăng thời hạn sử dụng; song hành là phải phù hợp với khả năng tái chế. Thật là nguy hiểm nếu rác điện tử cứ chất đống khắp nơi. Theo thời gian chúng sẽ bị phân hủy, chất độc hại sẽ ngấm qua mặt đất tới các nguồn nước ngầm bên dưới, ảnh hưởng tới môi trường sinh thái cũng như sức khỏe con người.

Kỹ nghệ tái chế các sản phẩm điện tử “quá đát” là cả một vấn đề gây tranh luận. Nghiêm trọng nhất là tại các quốc gia đang phát triển ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh, nơi vẫn đang “dung túng” cho các cơ sở tái chế - phân loại đậm chất thủ công. Hàng trăm ngàn người tại các nước nói trên đang mưu sinh bằng nghề tháo dỡ các đồ tiêu dùng cũ: máy thu hình, máy giặt, tủ lạnh, máy điều hòa, vi tính, điện thoại, thiết bị nghe nhạc, đầu video... cốt chỉ lấy những gì có thể bán được hay tận dụng lại. Thậm chí họ dùng cả phương cách “cổ xưa” nhất là đốt cháy các lớp bọc dây dẫn để lấy chất kim loại bên trong, gây ra lượng thán khí vô cùng độc hại cho chính họ lẫn môi trường xung quanh. Thực ra, kỹ nghệ tái chế hiện đại có thể bóc tách hoàn toàn nhằm “lọc” ra thứ chất muốn lấy, mà không cần phải “thiêu hủy” chúng, cũng như không gây tác hại cho sức khỏe của người trực tiếp phân loại. Song song với việc cải tiến các phương thức tái chế, điều quan trọng hơn là phải tạo cho mọi người nếp nghĩ mới về sự nguy hiểm của rác điện tử, ngõ hầu chặn đứng lượng chất thải “vô tội vạ” cứ ngày một phát sinh.

Cơ quan Liên Hiệp Quốc, dưới sự lãnh đạo của Tổng Thư ký Ban Ki-moon, đang lên kế hoạch làm việc với các quốc gia kỹ nghệ phát triển, yêu cầu các chính phủ ban hành ngay đạo luật về thiết bị điện tử phải đáp ứng các tiêu chuẩn mới, cũng như thời hạn sử dụng tối đa cho từng sản phẩm riêng biệt.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo