icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rudolf Gunnerman, ông vua dầu lửa

Văn Anh (Theo Paris-Match, DRI news)

Biến dầu nặng thành dầu nhẹ bằng sóng siêu âm, một nhà phát minh Mỹ gốc Đức có đầy triển vọng trở thành người giàu nhất hành tinh

Tiến sĩ Rudolf W. Gunnerman hiện là đối tượng săn lùng ráo riết của các công ty dầu mỏ lớn và các nhà lãnh đạo các nước xuất khẩu dầu mỏ. Họ muốn độc quyền sở hữu phát minh mới nhất của nhà phát minh này: Giàn máy biến dầu mỏ nặng thành dầu mỏ nhẹ. Tuy nhiên, tiến sĩ Gunnerman không chịu bán quyền sở hữu phát minh mà chỉ bán máy.

18 năm mày mò.- Trong lịch sử phát minh khoa học liên quan đến dầu mỏ chỉ có một phát minh đáng chú ý xảy ra cách đây 55 năm: loại bỏ lưu huỳnh trong dầu mỏ. Tiến sĩ Gunnerman muốn làm một cuộc cách mạng mới: công nghệ loại bỏ tạp chất biến dầu mỏ nặng thành dầu mỏ nhẹ. Ông nghĩ có thể làm được điều này bằng sóng siêu âm.

Một thùng dầu mỏ chứa 150 lít (dầu nặng) thường chứa khoảng 50% đến 56% tạp chất, chủ yếu là hắc ín và các-bon, không thể dùng sau khi lọc. Như vậy một thùng dầu sau khi được lọc chỉ còn 75 lít (dầu nhẹ) dùng làm nhiên liệu. Nhưng nếu xử lý bằng sóng siêu âm, có thể tăng lượng dầu nhẹ lên 101 lít, tức 35% giá trị. Nét độc đáo của phát minh này là ở chỗ đó.

Trên lý thuyết là như vậy, đi vào thực tế, việc chế tạo một giàn máy làm được điều kỳ diệu đó là cả một công trình nghiên cứu ứng dụng toán học, vật lý và phân tích hóa học kéo dài 18 năm trời. Trong quá trình nghiên cứu, ông và nhóm nhà nghiên cứu khoa học của ông đã nghĩ ra 14 bằng sáng chế, phát minh. Kết quả cuối cùng là một giàn máy gọn nhẹ dài 5,20 m, rộng 4,20 m. Đặt ở đầu ra của giếng dầu hoặc kết nối với bồn lọc dầu đầu tiên, giàn máy này sẽ cho kết quả như ý.

Nghe qua có vẻ đơn giản nhưng tại sao các phòng nghiên cứu của các công ty xăng dầu khổng lồ sử dụng hàng trăm kỹ sư giỏi không làm được? Tiến sĩ Gunnerman giải thích: “Ngân sách nghiên cứu của họ ngày càng teo bớt. Một vài công ty thậm chí đóng cửa phòng nghiên cứu. Những phòng còn lại chủ yếu nghiên cứu các phương thức lọc dầu hoặc các phụ gia. Nghĩa là họ vẫn theo lối mòn. Tiền vào túi họ nhiều nhưng lại trở thành một cản ngại cho công tác nghiên cứu.

Ông vua mới.- Năm 1997, ông Gunnerman thành lập một đơn vị nghiên cứu trong Trường Đại học Nam California (USC) để nghiên cứu công nghệ dùng siêu âm biến dầu nặng thành dầu nhẹ. Ông thuê 8 nhà nghiên cứu, mua sắm thiết bị. Nhóm này bắt đầu cuộc nghiên cứu từ các lon nước Coca-Cola. Ông kể lại: “Tôi thảo một hợp đồng với USC trong đó ghi rõ mọi phát minh sáng chế do nhóm chúng tôi nghĩ ra đều thuộc quyền sở hữu của tôi. Bởi họ không tin tôi làm được nên đã nhắm mắt ký đại”.

Giàn máy chế biến dầu mỏ của ông Gunnerman đã được chạy thử 24/24 giờ cách đây một tháng, suốt một tuần lễ liền. Các giàn máy sản xuất tại Đức, Đài Loan và thung lũng Silicon (Mỹ) theo phương thức nhượng quyền cũng chạy thử tốt. Hiện nay, giàn máy của ông đặt ở Nevada xử lý mỗi ngày 5.000 thùng dầu cho một công ty dầu mỏ Mỹ.

Tiến sĩ Gunnerman tiết lộ: “Tham vọng của chúng tôi là xử lý 6 triệu thùng/ngày (trên tổng số 85 triệu thùng toàn thế giới) vào năm 2007 và 22 triệu thùng vào năm 2009”. Hiện nay phương thức làm ăn với công ty hoặc nước xuất khẩu dầu mỏ của tiến sĩ Gunnerman như sau: Thứ nhất, ông cung cấp giàn máy xử lý. Thứ hai, ông lấy 3 USD trên mỗi thùng dầu sau khi xử lý theo công nghệ của Gunnerman. Với mức tiêu thụ hằng ngày trên toàn cầu là 85 triệu thùng dầu, trong tương lai không xa, tiến sĩ Gunnerman sẽ là ông vua dầu lửa mới, giàu nhất hành tinh.

 

Từ năm 1997, tôi đã đầu tư 15 triệu USD vào một công việc mà vợ tôi cho rằng điên rồ

Chỉ ăn rau trồng trong vườn

Sinh năm 1928, trưởng thành từ một viện mồ côi ở Đức, Rudolf W. Gunnerman tốt nghiệp khoa toán vật lý Trường Đại học Munich năm 1949. Được học bổng Trường Đại học Yale, ông định cư luôn ở Mỹ từ năm 21 tuổi.

31 tuổi, ông lập phòng nghiên cứu riêng, nghiên cứu về laser, phát minh động cơ phản lực đẩy tên lửa cho hải quân Mỹ (hiện nay vẫn còn dùng) và hàng ngàn công trình khác, nhiều nhất về dầu mỏ. Đến nay ông đã đăng ký 120 bằng sáng chế ở Mỹ và nước ngoài.

Ông đã được tặng thưởng và trao những tước hiệu cao quý hơn 30 lần. Đặc biệt năm 2002, ông được Viện Hàn lâm khoa học tự nhiên Nga trao tặng giải thưởng Hiệp sĩ Khoa học và Mỹ thuật. Tiến sĩ Gunnerman là người thứ 207 được vinh dự trao giải thưởng này trong lịch sử 200 năm của viện hàn lâm danh giá vừa kể. Cũng năm 2002, ông được trao tặng Huy chương vàng danh dự về vật lý của Albert Einstein. Đây là tấm huy chương thứ 29 kể từ khi nhà bác học Albert Einstein qua đời.

Tiến sĩ Gunnerman hiện đang sống ở thành phố Reno nằm dưới chân dãy núi Sierra Nevada, bang California, nổi tiếng là nơi đánh bạc của giới nhà giàu, không phải đóng thuế và có thủ tục ly dị dễ nhất. Tuy nhiên, tiến sĩ Gunnerman rất chung thủy với vợ, không hề léo hánh tới sòng bạc vì trong đời, ông chỉ đam mê toán học, vật lý và hóa học. “Ma túy” đối với ông là rau củ trồng trong vườn và trứng tươi của gà nuôi trong nhà. Ông chỉ ăn thực phẩm tươi, nuôi trồng tự nhiên. Có lẽ nhờ vậy mà tuy tuổi cao (77 tuổi) hằng ngày ông vẫn bơi đều đặn 1.000 mét.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo