icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

S-300 - món quà cho Iran?

NGÔ SINH

Phương Tây đang lo ngại Iran được Nga cung cấp tổ hợp tên lửa cao xạ S-300 nổi tiếng, có khả năng đánh chặn bất cứ cuộc tấn công trên không nào khắp nước này. Nga cho rằng điều đó không vi phạm nghị quyết của Liên Hiệp Quốc

Các chuyên gia nước ngoài gọi việc cung cấp cho Iran tên lửa S-300 là một món quà không dễ chịu đối với họ. Theo các nhà phân tích người Anh của báo The Daily Mail, điều đó có thể làm hỏng mối quan hệ của Nga và phương Tây hơn nữa, trước hết là với Anh và Mỹ. Nguồn tin quân sự của DEBKAfile cho biết giữa tháng 2 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Mostafa Najar đã đến Moscow chốt lại việc Tehran mua tên lửa phòng không S-300 của Nga để phòng vệ các nhà máy hạt nhân của nước này. Ông Najar đã đến tham quan các nhà máy sản xuất và các địa điểm thử nghiệm tên lửa khổng lồ này.  Được biết, các bộ phận của S-300 được sản xuất ở hàng chục xí nghiệp khắp nước Nga.

img

Hệ thống tên lửa S-300 của Nga. Ảnh: RIA NOVOSTI


Không phải tin giật gân

Theo RIA Novosti, người đại diện cao cấp của Cục Hợp tác quân sự - kỹ thuật Nga đã ký hợp đồng cung cấp hệ thống tên lửa S-300 cho Iran, tuy nhiên, cho đến thời điểm này, tên lửa vẫn chưa đến nước này. Ông khẳng định: “Tổ hợp S-300 hiện vẫn chưa cung cấp cho Iran theo khuôn khổ hợp đồng đã ký cách đây hai năm”. Theo ông, trị giá hợp đồng lên đến hàng trăm triệu USD. Ông cho biết thêm: “Việc thực hiện hợp đồng sau này phụ thuộc vào tình hình thế giới và quyết định của lãnh đạo nhà nước”. Năm 2008, Nga đã thực hiện hợp đồng cung cấp cho Trung Quốc 8 giàn tên lửa S-300 trị giá 1 tỉ USD.


Trong khi đó, báo The Los Angeles Times của Mỹ viết: Các nguồn tin ngoại giao và quân sự quả quyết rằng hàng đã chuẩn bị lên đường. Và người ta chú ý nhiều đến tuyên bố của Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và An ninh Quốc gia của Quốc hội Iran khi ông này khẳng định nước này sẽ nhanh chóng được cung cấp tên lửa S-300 của Nga. Sự kiện này khiến phương Tây không có một chút mảy may nghi ngờ nào. Người ta chỉ tranh luận về loại tên lửa S-300 mà Nga bán cho Iran mà thôi. London e ngại rằng đó có thể là loại siêu hiện đại.

Trong khi đó, theo Pravda.ru, các chuyên gia Mỹ cho rằng Moscow không định bán loại vũ khí này, nhưng lại muốn cho Mỹ biết khả năng của mình. Washington lo ngại chuyện này và như hãng tin AP nhận định, lãnh đạo nước Mỹ muốn mau chóng nhận được lời giải thích từ phía Nga. Theo DEBKAfile,  các nguồn tin từ Washington cam đoan rằng Kremlin chiều theo các yêu cầu của Iran nhằm trả đũa kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ được triển khai ở Đông Âu.


Cả phương Tây và Israel đều cho rằng việc bán S-300 cho Iran sẽ phá vỡ thế cân bằng lực lượng hiện tại ở vùng Cận Đông. Tuy nhiên, theo ý kiến của Nga, S-300 không phải là vũ khí tấn công và việc cung cấp tổ hợp này cho Iran không vi phạm các nghị quyết hiện hành của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Như vậy, ngay từ đầu, Nga đã không loại trừ khả năng trên. Trước đó, Bộ Ngoại giao Iran đã thông báo về việc ký kết một loạt hợp đồng quốc phòng với Moscow.


Thế nhưng, sự xuất hiện của S-300 ở Iran không phải là tin giật gân. Israel và Mỹ đều biết rất rõ rằng vào cuối những năm 1990, sáu tên lửa S-300 đời cũ đã được cung cấp cho Iran thông qua biên giới Belarus. Chuyên gia Ronen Bergman, người Israel, cho biết năm 2006, trong cuộc chiến tranh Lebanon thứ hai, các vệ tinh do thám Israel đã chụp được hình một số tên lửa S-300 trên lãnh thổ Iran. Và cuối tháng 8-2008, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Mustafa Muhammad Nadjar thông báo rằng từ năm 2007, Nga đã ký hợp đồng cung cấp số lượng lớn S-300. Theo các chuyên gia Israel, những tên lửa này có thể đưa vào sử dụng trong mùa xuân 2009.


Lưỡi gươm Damocles

Thế thì sự việc đã xảy ra như thế nào? Theo Pravda.ru, Tehran muốn có 30 tên lửa S-300 loại được cải tiến. Cho đến thời điểm gần đây, vì lo ngại sự xuất hiện con rồng hạt nhân Iran nên Mỹ và Israel đã cắt các hợp đồng trong lĩnh vực này. Nhưng Mỹ lại còn tiến hành lệnh trừng phạt chống lại một loạt xí nghiệp quốc phòng Nga và cả nhà sản xuất vũ khí Rosoboronexport của Nga. Hơn nữa, trong cuộc chiến năm ngày của Georgia chống lại Nam Ossetia, Washington và Tel-Aviv đã dành cho Tbilisi sự trợ giúp to lớn về quân sự và chính trị trong việc chuẩn bị và thực hiện cuộc xâm lược. Pravda.ru bình luận: Việc Moscow cung cấp S-300 cho Teheran có gì đáng phải ngạc nhiên và lo lắng?!


Lẽ tất nhiên, thông tin Iran triển khai S-300 khiến phương Tây chán nản. Giới quân sự Mỹ lo ngại rằng rồi đây S-300 sẽ được sử dụng đối với các máy bay Mỹ hoạt động ở IraqAfghanistan. Đồng thời, một loạt chuyên gia tuyên bố rằng Mỹ và Israel có thể giáng đòn cảnh báo đối với Iran trước khi nước này có S-300. Thế nhưng, nếu một cuộc tấn công nào đó xảy ra, Israel phải thực hiện nó một mình. Tổng thống Barack Obama có lẽ chưa sẵn sàng sử dụng vũ lực chống lại Iran trong bối cảnh căng thẳng hiện nay.


Báo The Boston Globe của Mỹ cho rằng như vậy, Nga muốn mặc cả với ông Obama về chương trình phòng thủ tên lửa ở Đông Âu. Theo báo Anh The Sunday Telegraph, S-300 chính là “lưỡi gươm Damocles” đang treo lơ lửng trên đầu phương Tây trong trường hợp nếu như Mỹ muốn đưa GeorgiaUkraine vào NATO.

Theo số liệu của các chuyên gia phương Tây, mọi chuyện đã rõ ràng vào cuối tháng 8-2008, khi Moscow thỏa thuận với Tehran về việc chuyển S-300 theo lộ trình cũ qua Belarus. Ngay cả chuyến thăm Moscow của Thủ tướng Israel vào tháng 9 sau đó cũng không thể thay đổi gì được quyết định này.

Vũ khí phòng không uy lực nhất

S-300 là một loạt hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa của Nga do Tập đoàn Khoa học Công nghiệp Almaz sản xuất dựa trên cơ sở phiên bản S-300P ban đầu. S-300 lần đầu tiên được Liên Xô triển khai năm 1979 để bảo vệ các cơ sở hành chính và công nghiệp lớn, các căn cứ quân sự và kiểm soát không phận chống lại các cuộc không kích.


S-300 cũng có thể tiêu diệt các mục tiêu tên lửa đạn đạo và được xem là một trong những hệ thống tên lửa phòng không có uy lực nhất hiện nay. Các ra đa của S-300 có thể dò tìm đến 100 mục tiêu. Ngoài ra, việc triển khai S-300 chỉ tốn thời gian 5 phút.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo