xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sa mạc, biển cả thành mồ chôn di dân

THU HẰNG

Số di dân mất tích tại sa mạc Sahara ước tính có thể lên đến 30.000 người kể từ năm 2014

Trong lúc cuộc khủng hoảng di cư tại Mỹ và châu Âu thu hút nhiều chú ý, không nhiều người biết rằng Algeria đã bỏ rơi hơn 13.000 di dân trên sa mạc Sahara trong 14 tháng qua.

Hành trình tử thần

Các nạn nhân, bao gồm cả phụ nữ mang thai và trẻ em, không thực phẩm, nước uống, mòn mỏi lê bước trong cái nóng như thiêu như đốt với nhiệt độ lên tới 48 độ C, sau lưng có khi có cả những họng súng. Không ít người đã bỏ cuộc, đầu hàng thần chết. Niger là điểm đến của phần lớn người bị trục xuất và nếu may mắn, họ có thể vượt qua vùng đất hoang vu không người dài 15 km để tới ngôi làng biên giới Assamaka. Nhiều trường hợp lang thang suốt nhiều ngày trước khi gặp được nhóm cứu hộ của Liên Hiệp Quốc.

Theo AP, hầu hết trong số hơn 20 người sống sót trả lời phỏng vấn hãng thông tấn này đều nói trong nhóm của họ có những người biến mất trong lòng Sahara. Janet Kamara - một phụ nữ mang thai trên chặng đường gian khổ này - kể cô chứng kiến những chị em "nằm xuống", những người khác mất tích trong sa mạc vì không biết lối đi. "Tôi bị thất lạc đứa con trai" - người phụ nữ Liberia này trải lòng.

Tình trạng trục xuất hàng loạt tại Algeria được đẩy mạnh từ tháng 10-2017 khi Liên minh châu Âu (EU) nối lại sức ép lên các nước Bắc Phi để ngăn chặn di dân đến châu Âu. Algeria được xem là điểm quá cảnh của nhiều di dân châu Phi, chủ yếu từ Mali, Niger, Burkina Faso hoặc Chad. Một người phát ngôn EU nói khối này biết những việc Algeria đang làm nhưng cho rằng các nước có thể trục xuất di dân miễn là họ tuân thủ luật pháp quốc tế. Không giống Niger, Algeria không có tiền tài trợ từ EU cho nỗ lực giải quyết khủng hoảng di dân dù nước này nhận 111,3 triệu USD viện trợ từ châu Âu trong giai đoạn 2014-2017.

Algeria không công bố những trường hợp bị trục xuất. Tuy nhiên, số người bị đẩy sang Niger không ngừng gia tăng kể từ khi Tổ chức Di trú quốc tế (IOM) bắt đầu ghi nhận tình hình vào tháng 5-2017. Theo đó, tổng cộng 11.276 người sống sót trong hành trình khắc nghiệt nói trên tính đến tháng 4-2018, theo IOM.

Sa mạc Sahara bất đắc dĩ trở thành nấm mồ của những số phận di dân bất hạnh. Vùng đất bỏng rát này còn được ví von như sát thủ mau lẹ ít để lại bằng chứng phía sau. Theo IOM, số di dân mất tích tại Sahara có thể lên đến 30.000 người kể từ năm 2014 - tức gấp đôi những nạn nhân bỏ mạng trên Địa Trung Hải trong cùng giai đoạn.

Sa mạc, biển cả thành mồ chôn di dân - Ảnh 1.

Người di cư nằm ngổn ngang trên xe tải tới Niger sau khi bị Algeria trục xuất. Ảnh: AP

Những phận người vô thừa nhận

Nguy hiểm chồng chất đang đè nặng lên chặng đường chạy trốn chiến tranh và nghèo đói của nhiều di dân châu Phi. Ngoài sa mạc Sahara, di dân còn có thể đối mặt thảm kịch khi nhiều con tàu đang liên tục bị bỏ mặc trên Địa Trung Hải giữa lúc các nước châu Âu chưa tìm ra lời giải cho bài toán khủng hoảng di cư.

Trong những tuần gần đây, Ý và Malta - những nước nằm ở cửa ngõ châu Âu mà hàng trăm ngàn di dân tìm đến đầu tiên - đã đẩy vấn đề lên cao khi hết lần này tới lần khác từ chối tiếp nhận các tàu cứu hộ chở người di cư. Gần nhất, hai bên lời qua tiếng lại gay gắt sau khi Malta không cho tàu cứu hộ Lifeline mang cờ Hà Lan cập cảng, khiến 233 người di cư mắc kẹt ngoài khơi nước này suốt cả tuần qua.

Bế tắc phần nào được hóa giải khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 26-6 cho biết 6 thành viên EU vừa nhất trí tiếp nhận số di dân trên tàu Lifeline. Quyết định này đạt được ngay trước thềm cuộc họp thượng đỉnh của các lãnh đạo EU tại thủ đô Brussels - Bỉ trong ngày 28 và 29-6. Một hội nghị thượng đỉnh hẹp được tổ chức vài ngày trước đó với sự tham gia của lãnh đạo 16 nước EU đã bộc lộ những chia rẽ sâu sắc. Trong đó, hai thành viên đầu tàu EU là Pháp và Ý tranh cãi gay gắt về việc cứu hay bỏ mặc liên quan tới tàu cứu hộ Aquarius chở hơn 600 người tị nạn - cũng bị Ý và Malta từ chối cho cập cảng cách đây hơn 2 tuần.

Trong khi đó, nhà chức trách Áo hôm 26-6 tiến hành diễn tập ngăn người nhập cư trên biên giới với Slovenia, với sự tham gia của các trực thăng quân sự Black Hawk cùng 700 cảnh sát và binh sĩ được trang bị áo giáp và tấm chắn chống bạo động. Cuộc diễn tập diễn ra chỉ vài ngày trước khi nước này đảm nhiệm chức chủ tịch luân phiên của EU.

Mỹ "không khoan nhượng" tới đâu?

Một thẩm phán Liên bang Mỹ hôm 26-6 ra lệnh chính quyền Tổng thống Donald Trump chấm dứt chính sách chia tách gia đình người di cư trái phép bị bắt giữ tại biên giới với Mexico. Cụ thể, những đứa trẻ dưới 5 tuổi phải được đoàn tụ với cha mẹ trong vòng 14 ngày kể từ khi phán quyết được đưa ra. Với những trẻ em lớn hơn 5 tuổi, thời hạn là 30 ngày. Dù vậy, lệnh này không đồng nghĩa chính quyền ông Trump phải chấm dứt truy tố những người vào nước Mỹ trái phép.

Thẩm phán Dana Sabraw tại bang California đưa ra phán quyết trên sau khi cho rằng chính sách nói trên của chính phủ Mỹ có thể đã vi hiến. Liên đoàn Tự do nhân sự Mỹ (ACLU), tổ chức kiện chính sách nhập cư của ông Trump, gọi phán quyết là chiến thắng lớn của những cha mẹ và đứa trẻ từng lo sợ không bao giờ gặp lại nhau.

Chính sách "không khoan nhượng" với người nhập cư trái phép của Washington đang trở thành tâm điểm chỉ trích sau khi khiến 2.300 trẻ em bị tách khỏi gia đình tại biên giới. Tổng thống Trump hôm 20-6 đã ký sắc lệnh ngừng chia tách các gia đình di cư nhưng vẫn còn khoảng 2.000 trẻ chưa thể đoàn tụ với gia đình. Bất chấp động thái xoa dịu dư luận này, vẫn có 17 bang và quận Columbia nộp đơn kiện, với cáo buộc chính sách chia tách gia đình nhập cư trái phép của ông Trump vi hiến và có ý làm tổn hại người nhập cư đến từ Mỹ Latin. "Sắc lệnh hành pháp liên bang mới không giúp đoàn tụ được hàng ngàn gia đình đã bị ly tán vì chính sách của chính phủ liên bang và không ngăn được việc các gia đình bị chia tách trong tương lai" - bà Lisa Madigan, Tổng chưởng lý bang Illinois, khẳng định.

Giới chức Mỹ cho biết chính sách "không khoan nhượng" vẫn được duy trì nhưng trước mắt sẽ không truy tố những người nhập cư trái phép mang theo con nhỏ vì hiện không có đủ chỗ tạm giữ họ. Trong chuyến thăm TP Los Angeles hôm 26-6, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions đáp trả những người chỉ trích chính sách nhập cư cứng rắn bằng cách cáo buộc họ muốn chấm dứt trục xuất người nhập cư trái phép và ủng hộ mở cửa biên giới.

Hoàng Phương

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo