xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Shangri-La 2014: Nhật Bản hết mình ủng hộ Việt Nam

THU HẰNG

Tại Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhấn mạnh sự ủng hộ đối với Việt Nam trong nỗ lực giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại cũng như nỗ lực từ Philippines nhằm kêu gọi một giải pháp cho tranh chấp trên biển Đông

Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) tối 30-5 tại Singapore từ ngày 30-5 đến 1-6, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố Tokyo “hết mình ủng hộ” các nước Đông Nam Á trong nỗ lực bảo vệ vùng biển và vùng trời.

Đối với vấn đề biển Đông, ông Abe nhấn mạnh sự ủng hộ đối với Việt Nam trong nỗ lực giải quyết thông qua đối thoại cũng như nỗ lực từ Philippines nhằm kêu gọi một giải pháp cho tranh chấp trên biển. “Nhật Bản đang nghiên cứu khả năng cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam” - ông Abe cho biết.

Trung Quốc bị “bao vây”

Thủ tướng Nhật cũng nêu bật tầm quan trọng của luật pháp quốc tế và 3 nguyên tắc liên quan tới Luật Biển, đó là các quốc gia tuyên bố chủ quyền trên cơ sở luật pháp quốc tế, các quốc gia không được sử dụng vũ lực để giành chủ quyền và các quốc gia phải giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình.

Ông khẳng định Tokyo sẽ đóng một vai trò tích cực và to lớn hơn trước đây trong việc kiến tạo hòa bình ở châu Á và trên thế giới. Ông nhấn mạnh sự cần thiết đối với tất cả các nước trong việc tôn trọng luật pháp quốc tế. Giới quan sát cho rằng đó là cách ông Abe thể hiện sự chỉ trích đối với quan điểm quân sự hung hăng của Trung Quốc.

Theo báo Want China Times (Đài Loan), Trung Quốc có thể cảm thấy bị “bao vây” tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 13 này khi giới chức Nhật Bản, Việt Nam, Philippines - những nước đang đối đầu với Trung Quốc trong các điểm nóng tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông và Hoa Đông -  có thể liên kết lại với sự ủng hộ từ phía Mỹ.

 

Từ trái qua: Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại Đối thoại Shangri-La hôm 30-5Ảnh: Reuters

Từ trái qua: Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera,

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel

và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại Đối thoại Shangri-La hôm 30-5. Ảnh: Reuters

 

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hy vọng bước đi trên của Tokyo sẽ khiến các nước lớn khác bớt rụt rè hơn trong việc chung tay kiềm chế mộng bá quyền và bành trướng của Trung Quốc.

Nhiều khả năng Nhật Bản sẽ nhận được sự ủng hộ của Úc. Báo Sydney Morning Herald cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Úc David Johnston sẽ phát biểu trong ngày 31-5 với nội dung “Úc hoan nghênh nỗ lực tái xem xét các chính sách an ninh và quốc phòng của Nhật vì điều này có thể đóng góp lớn hơn cho hòa bình và an ninh khu vực”.

Dù Canberra không đứng về phía nào trong các tranh chấp chủ quyền nhưng ông Johnston có thể cảnh báo Trung Quốc rằng “dùng vũ lực và đe dọa để đơn phương thay đổi hiện trạng ở biển Đông và Hoa Đông là điều không thể chấp nhận được”.

Mỹ đi thẳng vào tranh chấp

Diễn đàn an ninh uy tín bậc nhất khu vực diễn ra giữa lúc Trung Quốc tiếp tục leo thang căng thẳng ở biển Đông bằng việc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam.

Tổng Tham mưu trưởng Mỹ, Tướng Dempsey, hôm 30-5 tuyên bố “những hành vi khiêu khích và đe dọa” của Trung Quốc đang gây bất ổn tại châu Á - Thái Bình Dương. Ông nhấn mạnh Washington không đứng về phía nào trong các tranh chấp chủ quyền nhưng sẽ phản ứng với các chiến thuật hiếu chiến của Trung Quốc.

Trong khi đó, nhấn mạnh cam kết của Mỹ đối với châu Á đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố sẽ đi thẳng vào những tranh chấp lãnh thổ trong cuộc gặp Trung tướng Vương Quán Trung, Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, vào ngày 31-5.

“Cách duy nhất để giải quyết bất đồng là đối mặt thẳng thắn với nó (…) Chúng tôi sẽ nói rõ những vấn đề mà chúng tôi cho rằng Trung Quốc đang hành động quá bạo tay và liều lĩnh, gây ra thách thức, căng thẳng trong khu vực” - ông Hagel tuyên bố ngày 30-5. 

 

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng tiếp xúc bên lề đối thoại

Dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, đã có cuộc tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Jonathan Coleman và Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Heng chiều 30-5.

Trong khi đó, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cũng có cuộc tiếp xúc song phương với ông Anatoly Antonov, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, trưởng đoàn Nga và Trung tướng Vương Quán Trung, trưởng đoàn Trung Quốc. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và các thành viên trong đoàn Việt Nam còn có phiên làm việc với lãnh đạo Công ty Lockheed Martin của Mỹ.

Dự kiến, trong ngày 31-5, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh sẽ phát biểu tại phiên họp toàn thể thứ ba với chủ đề “Giải quyết các mối quan hệ căng thẳng mang tính chất chiến lược” và sẽ có các cuộc tiếp xúc song phương với một số trưởng đoàn khác.

Đối thoại Shangri-La lần thứ 13 bao gồm 5 phiên họp toàn thể tập trung vào các chủ đề: Đóng góp của Mỹ đối với ổn định khu vực, tăng cường hợp tác quốc phòng, quản lý những căng thẳng chiến lược, quan điểm của các cường quốc về hòa bình và an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương, bảo đảm quản lý với sự thay đổi xung đột ở châu Á - Thái Bình Dương. Tham dự sự kiện có đại diện của nhiều quốc gia với thành phần như: Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng, Quốc vụ khanh Quốc phòng, Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng và các học giả.

 

Càng mạnh càng phải duy trì hòa bình!

Tại cuộc tranh luận về “Kiểm soát an ninh và ngoại giao ở châu Á - Thái Bình Dương” diễn ra chiều 30-5 trước khi khai mạc Đối thoại Shangri-La, bà Phó Oánh - Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của quốc hội Trung Quốc - nói rằng châu Á đang đứng trước sự lựa chọn giữa hợp tác hay rạn nứt. Bà này nhiều lần đề cập đến tầm quan trọng của việc xây dựng lòng tin nhưng không hề đề xuất phương thức cụ thể.

Nói đến căng thẳng ở biển Đông sau khi Trung Quốc đưa trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam, bà Phó Oánh nặng lời với thượng nghị sĩ Mỹ Benjamin Cardin - cùng tham gia tranh luận - với đại ý không có chỗ cho Mỹ trong tranh chấp tại biển Đông. Điều này bị ông Cardin, Chủ tịch Ủy ban Quan hệ đối ngoại về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương của Thượng viện Mỹ, phản bác. Theo ông, Mỹ không liên quan trực tiếp đến tranh chấp chủ quyền nhưng có trách nhiệm duy trì hòa bình ở châu Á. Tự do thương mại qua vùng biển Đông quan trọng với Mỹ cũng như toàn bộ khu vực.

Trong khi đó, giáo sư Tommy Koh - Đại sứ lưu động của Singapore, người từng chủ trì soạn thảo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 - cho rằng Trung Quốc phải chứng tỏ cho thế giới thấy mình sẽ hành xử có trách nhiệm. Đồng quan điểm, thượng nghị sĩ Cardin nhấn mạnh mỗi quốc gia có nghĩa vụ duy trì hòa bình ở châu Á, đặc biệt là những nước lớn và có tiềm lực quân sự mạnh.

Huệ Bình

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo