xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sợ thất cử vì giá tăng

Trúc Lâm

Đợt tăng giá củ hành tại Ấn Độ, dừa khô ở Sri Lanka và dầu ăn ở Bangladesh mới đây đã khiến các quan chức chính quyền lo lắng rằng họ có thể thất bại trong các cuộc bầu cử lần sau

Trên thực tế, chẳng có ai chết tại Ấn Độ do giá củ hành tăng vọt trong những ngày cuối năm 2010 nhưng nhiều người dân phải bớt đi các khoản chi tiêu khác và tất nhiên họ sẽ bất bình. Củ hành là thành phần không thể thiếu như gừng, tỏi, cà chua trong các món ăn Ấn Độ.
 
“Yếu tố củ hành”
 
Củ hành khan hiếm do nhiều trận mưa bất thường hồi tháng 11-2010 làm sản lượng hành xuống thấp ở khu vực Tây Ấn đã đẩy giá tăng lên từ 20 rupee/kg đến 80 rupee (34.800 đồng)/kg. Báo chí Ấn Độ vào cuộc nhưng ít chú trọng đến nguyên nhân thời tiết mà tập trung nhiều hơn vào công tác quản lý kém của chính quyền và thói đầu cơ trục lợi của thương lái. Việc củ hành tăng giá thực ra chỉ là giọt nước làm tràn ly, người dân Ấn đã bất bình do giá thực phẩm không ngừng tăng từ năm 2007 đến nay.
 

Báo Pháp La Croix dẫn lời ông Frédéric Landy, một chuyên gia về Ấn Độ, cho rằng đối với những hộ có thu nhập trung bình, lương thực chiếm bình quân 50% ngân sách gia đình. Do đó, khi giá của những thực phẩm thiết yếu như củ hành tăng, tức là đời sống của những người nghèo sẽ cơ cực hơn nữa. Ông Landy cho biết chính quyền Ấn Độ rất lắng nghe ý kiến người dân nghèo vì đây là nhóm người siêng năng bỏ phiếu, có thể làm thay đổi cục diện chính trường.

Báo chí nhắc lại hậu quả tai hại của điều mà giới truyền thông gọi là “yếu tố củ hành” đối với các quan chức trong mùa bầu cử hồi năm 1998. Lúc đó, Đảng Bharatiya Janata (BJP) bị thua thảm hại trong cuộc bầu cử địa phương tại Delhi.
 
Một đảng khác là Janata (hiện không còn hoạt động) cũng bị thất bại trong cuộc bầu cử quốc hội hồi năm 1980 do củ hành tăng giá. Thủ tướng Manmohan Singh chia sẻ mối quan tâm đặc biệt về vấn đề này và thuế nhập khẩu đánh trên củ hành đã được chính quyền ra lệnh bãi bỏ. Trong thế đối lập hiện nay, BJP rút kinh nghiệm sau thất bại hồi năm 1998, lần này đã vận động 20.000 người xuống đường biểu tình phản đối giá củ hành tăng, kèm với khẩu hiệu chống tham nhũng tại New Delhi.
 
img

Đóng gói củ hành tại thành phố Chandigarh, Ấn Độ. Ảnh: REUTERS

 
Chính khách lo lắng
 
Theo báo Pháp LHumanité, giá dừa khô tại các cửa hàng quốc doanh ở Colombo là 30 rupi Sri Lanka (khoảng 5.300 đồng) mỗi trái nhưng hàng để bán nhanh chóng hết sạch và giá ở thị trường tự do cao hơn gấp 2 lần. Chính quyền đã nhanh chóng can thiệp bằng lệnh cấm đốn hạ cây dừa và lần đầu tiên cho phép nhập khẩu dừa từ Ấn Độ và Malaysia. Hồi năm 1977, chính phủ liên minh bị thất bại trong bầu cử sau đợt thực phẩm tăng giá mà chủ yếu là dừa khô. Giá dừa khô lúc đó đắt đến nỗi người tiêu dùng phải dè sẻn và người bán cắt đôi trái dừa bán riêng, đơn vị tính lúc đó là mỗi nửa trái. 
 
Tại Bangladesh, đợt tăng giá dầu ăn vào lúc cuối năm đã khiến các nhà lãnh đạo lo ngại. Chính quyền ấn định giá dầu ăn nhưng giới làm ăn lợi dụng lúc khan hiếm để đầu cơ trục lợi. Tình trạng này khiến Bộ trưởng Bộ Thương mại Faruk Khan tức giận lên tiếng tại một diễn đàn doanh thương: “Ở đây không phải là đất nước vô chính phủ. Các ông không thể định giá như các ông muốn”. Sau khi giá dầu ăn tăng hơn 20% chỉ trong một ngày hồi tháng 11-2010, tòa án Dhaka đã yêu cầu chính quyền phải tường trình về việc thiếu giải pháp thích hợp trước tình trạng tăng giá bị xem là bất hợp pháp này.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo