Chuyến thám hiểm của Westhauser được thực hiện cùng với 2 người bạn đồng hành của ông hôm 8-6, nhằm mục đích nghiên cứu và đo đạc tình hình dưới hang động Riesending.
5 ngày sau khi ông Westhauser bị mắc kẹt, một đội cứu hộ đa quốc gia gồm 728 thành viên đã lập tức triển khai giải cứu nạn nhân. Thử thách cam go đối với lực lượng cứu hộ đó là phải kéo ông Westhauser lên thông qua một mê cung những đoạn gấp khúc khuỷu và nhiều đoạn dốc thẳng đứng.
Cuối cùng, vào ngày 19-6, ông Westhauser cũng được kéo lên khỏi mặt đất và chuyển tới bệnh viện thành phố Salzburg – Áo để điều trị.
Chỉ huy nhóm cứu hộ Bavarian Norbert Heiland cho biết đây là nhiệm vụ giải cứu lịch sử ở dãy Alps trong vòng 12 ngày qua.
Klemens Reindl, người giám sát các hoạt động cứu hộ, cho biết 728 thành viên từ 5 quốc gia Đức, Áo, Thụy Sĩ, Ý và Croatia đã tham gia. “Đó là một trong những hoạt động cứu hộ ở vùng núi khó khăn nhất trong lịch sử” - ông nói với đài BBC.
Nếu như không xảy ra sự cố, nhà thám hiểm Westhauser có thể từ vị trí gặp tai nạn trèo lên lối vào hang động ở bên sườn núi chỉ trong khoảng 12 giờ. Tuy nhiên, lực lượng cứu hộ phải đặt nạn nhân trên cáng để kéo lên nên mất tới 12 ngày.
Tình trạng sức khỏe của ông Westhauser sau đó đã trở nên ổn định và đang dần phục hồi.
Được ví như “Everest trong lòng đất”, hệ thống hang động Riesending được xem là dài nhất nước Đức. Chỉ có khoảng 19 km đường hầm phía trên có ánh sáng mặt trời ánh xạ tới, còn lại tối đen như mực.
Bộ trưởng Nội vụ tiểu bang Bayern Joachim Herrmann (CSU) của Đức đã đề nghị đóng cửa hang động, chỉ để cho các chuyên gia tới nghiên cứu và tìm hiểu.
Bình luận (0)