và cũng không phải là thành viên của Tổ chức Cấm phổ biến vũ khí hóa học. (Hình minh họa)
Hiện phương Tây vẫn đang theo dõi bất kỳ dấu hiệu xê dịch nào của các kho vũ khí hóa học được cho là lớn nhất thế giới này, trong khi lực lượng đối lập Syria vẫn đang phải chống trả các đợt tấn công từ phe chính phủ.
Giới chức Mỹ đang chia rẽ trong quan điểm về việc Syria xuất kho vũ khí trên. Một số lo ngại có thể ông Assad muốn sử dụng loại vũ khí này để chống lại lực lượng nổi dậy và dân thường, trong khi những người khác cho rằng có lẽ ông Assad đang nỗ lực không để số vũ khí trên rơi vào tay phe đối lập.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland khẳng định: "Chúng tôi đã nhiều lần nêu rõ rằng Chính phủ Syria phải có trách nhiệm bảo vệ kho dự trữ vũ khí hóa học của họ”.
“Cộng đồng quốc tế sẽ cáo buộc trách nhiệm đối với bất kỳ quan chức Syria nào không thực thi điều này", bà Nuland nói thêm.
Cho tới này, chính phủ Syria vẫn phủ nhận việc mở kho vũ khí, Wall Street Journal cho hay.
Syria là một trong tám nước, trong đó có Israel và Ai Cập, không tham gia Công ước về Vũ khí Hóa học năm 1997. Điều này có nghĩa các tổ chức giám sát vũ khí hóa học của quốc tế không có thẩm quyền can thiệp vào nước này. Chính quyền Assad cũng nhiều lần phủ nhận sở hữu loại vũ khí hủy diệt hàng loạt này trong quá khứ.
Bình luận (0)