icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tại sao Mỹ không thể đánh Iraq trong năm nay?

Văn Anh

Chính quyền ông Bush vẫn hạ quyết tâm lật đổ chính thể ông Saddam Hussein ở Iraq nhưng chuyện này chỉ có thể xảy ra vào năm 2003. Theo nhật báo The New York Times, Washington đang vướng mắc một số vấn đề về chiến thuật và chiến lược xâm lăng Iraq. Về chiến thuật, tờ báo cho biết không thể lặp lại kịch bản Afghanistan.

Các chuyên gia ở Nhà Trắng, sau khi nghiên cứu kỹ mọi khả năng, đã đi đến kết luận rằng tổ chức một cuộc đảo chính ở Baghdad trong hoàn cảnh chính trị và kinh tế như hiện nay đến cuối năm là không thể thành công. Mặt khác, sử dụng lực lượng người Kurd địa phương với một số đơn vị Mỹ và đồng minh như ở Afghanistan cũng chưa đủ sức bảo đảm thắng lợi, thay đổi hoàn toàn cục diện chính trị ở Iraq. Từ hai nhận định trên đây, Washington đang tập trung nghiên cứu kế hoạch mở chiến dịch không kích ồ ạt, đồng thời sử dụng từ 70.000 đến 250.000 quân đánh trên bộ.

Xác định được chiến thuật nói trên nhưng các quan chức cao cấp ở Nhà Trắng nói bất cứ cuộc tấn công nào vào Iraq cũng chỉ có thể diễn ra sớm nhất vào mùa xuân năm tới. Lý do: Nhà Trắng cần tạo ra những điều kiện quân sự, kinh tế và ngoại giao sao cho việc tấn công vào Iraq được tiến hành ít có hại nhất cho Mỹ. Có ba chuyện mà Mỹ ngán ngại nhất khi tiến hành chiến dịch lật đổ TT Saddam Hussein: Một cơn sốc về giá dầu thô, bắt quân lính mặc áo chống hóa chất độc hại lúc mùa hè. Đặc biệt họ phải chờ cuộc xung đột Israel - Palestine được giải quyết theo hướng chấm dứt một cách hòa bình.

Cho đến lúc gần đây, chính quyền ông Bush vẫn tin rằng có thể tấn công Iraq vào mùa thu năm nay, viện cớ Iraq từ chối không tiếp phái đoàn thanh sát vũ khí của Liên Hiệp Quốc vì nghi ngờ Iraq sản xuất và tàng trữ vũ khí giết người hàng loạt. Tuy nhiên giờ đây, mọi việc trở nên phức tạp hơn, không còn thuận lợi cho Mỹ. Trước hết, cuộc xung đột ở Trung Đông đang làm chia rẽ nội bộ Nhà Trắng. Các đánh giá về phản ứng của các nước Ả Rập nếu Mỹ tấn công Iraq rất khác nhau, từ kinh nghiệm thực tiễn ở Trung Đông. Làn sóng chống Mỹ khắp các nước trong khu vực Trung Đông cũng được phân tích khác nhau. Người thì cho rằng không đáng ngại lắm nhưng phía phản biện cũng đưa ra những lập luận có sức thuyết phục thật sự. Sự không đồng nhất trong cách đánh giá này đã có ảnh hưởng đến TT Bush.

Nếu chú ý một chút, người ta sẽ thấy trong những bài phát biểu gần đây TT Bush tuy vẫn không từ bỏ ý định lật đổ TT Saddam Hussein và khẳng định cuộc khủng hoảng ở Trung Đông sẽ không làm cho ông nhũn chí, nhưng ông không ra bất cứ lệnh nào cho Lầu Năm Góc huy động lực lượng. Đặc biệt, cho đến giờ phút này, cũng chưa có “kế hoạch chiến tranh” chính thức nào được công bố. Chỉ có một điều khá rõ ràng là các nhà hoạch định chính sách và các tư lệnh chiến dịch vẫn đang cân nhắc các giải pháp khả thi nhất.

Một trong những câu hỏi mà họ chưa có câu trả lời dứt khoát là xuất phát từ đâu, tập kết máy bay và quân đội từ căn cứ nào? Ngay cả trước khi có cuộc gặp giữa TT Bush và hoàng thái tử Abdullah của Ả Rập Saudi, Lầu Năm Góc đã tính đến phương án không dùng các căn cứ quân sự của Ả Rập Saudi. Họ chỉ tính đến việc sử dụng căn cứ quân sự Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ và Kuwait. Riêng Qatar sẽ thay thế Ả Rập Saudi trong vai trò trung tâm xuất kích máy bay Mỹ. Oman và Bahrain cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống Iraq của Mỹ.

Kỳ tới: Từ cuộc chiến ở Bờ Tây đến cuộc chiến ở Iraq

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo