Tiếp sau tuyên bố đầu tuần rằng hãng American Express đạt được một thỏa thuận với Ngân hàng Công thương TQ về việc sử dụng thẻ tín dụng kép (bằng cả USD lẫn nhân dân tệ), một con số thống kê khác khiến người ta “giật mình” cũng đã được công bố. Sự ngạc nhiên không phải ở chỗ 25 triệu người TQ có thẻ tín dụng mà là trên 500 triệu người TQ có thẻ nợ, loại thẻ liên quan trực tiếp đến các tài khoản ngân hàng.
Các con số thống kê nói trên biểu hiện cho một cuộc “cách mạng kinh tế” diễn ra ở TQ những năm gần đây. Nó cũng có nghĩa là Mỹ không còn là nơi có giai cấp trung lưu lớn nhất thế giới. Thực tế, Mỹ hiện nay tụt xuống hàng thứ 3 hay thứ 4 trong bảng xếp hạng này.
Liên hiệp châu Âu (EU) hiện có 372 triệu dân, nhưng 10 nước từ Trung và Đông Âu gia nhập EU vào ngày 1-5 tới sẽ nâng số dân khối này lên 480 triệu người, nghĩa là EU có thể sẽ có tầng lớp trung lưu lớn nhất thế giới.
Hội đồng Nghiên cứu Kinh tế ứng dụng quốc gia Ấn Độ có trụ sở tại
Vì vậy, EU, TQ và Ấn Độ, mỗi nơi có tầng lớp trung lưu lớn hơn toàn bộ dân số Mỹ. Cộng với tầng lớp trung lưu ở Nhật, các nền kinh tế đang thịnh vượng khác ở châu Á và Mỹ Latinh, tầng lớp trung lưu toàn cầu sẽ vượt xa con số 1 tỉ người.
Khó có thể định nghĩa một tầng lớp trung lưu do thu nhập chỉ là một yếu tố đánh giá. Nguồn gốc xã hội, giáo dục, sự nghiệp và lối sống đều là những yếu tạo nên một tầng lớp trung lưu. Tuy nhiên, cũng có những đặc điểm chung. Những thành viên của tầng lớp trung lưu có nhà cửa và tiền tiết kiệm có thể bảo đảm cho một tương lai ổn định. Họ để dành một ít cho tuổi già. Họ đầu tư cho việc học hành của con cái v.v...
Trở lại với tầng lớp trung lưu ở TQ, tầng lớp này đang tăng với tốc độ khá nhanh. Cuộc nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội TQ cho thấy 19% người TQ thuộc tầng lớp trung lưu, tăng từ mức 15% vào cuối năm 1999. Tầng lớp trung lưu tăng 1% mỗi năm có nghĩa là mỗi năm sẽ có 13 triệu người được xếp loại này. Dự đoán đến cuối năm 2020, tầng lớp trung lưu sẽ đạt 500 triệu người. Bắc Kinh mới đây đã đưa vào hiến pháp quy định bảo vệ tài sản cá nhân, như một hình thức nhìn nhận sự đóng góp của tầng lớp trung lưu vào sự tăng trưởng kinh tế kỳ diệu của nước này những năm qua. Tuy nhiên, TQ vẫn còn một đoạn đường nữa phải trải qua. Một thành viên trong nhóm nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội TQ cho biết tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh rằng giai cấp trung lưu là một hiện tượng của đô thị hơn là thôn quê. Ông ước tính hiện có gần 50% dân số các thành phố không thuộc giai cấp trung lưu và “sẽ có gần 200 triệu nông dân kéo về các thành phố trước khi TQ thực sự trở thành xã hội trung lưu”.
Một câu hỏi chưa thể trả lời là liệu sinh quyển của Trái đất có thể tiếp nhận thêm 500 triệu người TQ và 500 triệu người Ấn Độ, tất cả đều tiêu xài như những người phương Tây. Thêm một tỉ người sắm xe hơi, máy điều hòa, phòng tắm hiện đại, nhà cửa với những thảm cỏ và những khu vườn và đòi hỏi nhiều thịt hơn trong các bữa ăn, có nghĩa là những nhu cầu về xăng dầu, nước và thực phẩm giàu protein sẽ là khổng lồ.
Bình luận (0)