xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tàu vũ trụ Ấn Độ vào quỹ đạo sao Hỏa

Thu Hằng

Tàu thăm dò không người lái Mangalyaan của Ấn Độ đã bay vào quỹ đạo sao Hỏa hôm 24-9 sau hành trình kéo dài 10 tháng từ Trái đất. Với sứ mệnh thành công mỹ mãn của con tàu có biệt danh MOM - theo mô tả của Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO), Ấn Độ trở thành quốc gia duy nhất thành công ngay trong nỗ lực đầu tiên nhằm khám phá hành tinh đỏ.

Hòa chung với niềm vui của các nhà khoa học tại trung tâm kiểm soát sứ mệnh thuộc ISRO ở thành phố thuộc Bangalore vào thời khắc động cơ của Mangalyaan hoàn thành 24 phút đốt cháy và bị hút vào quỹ đạo sao Hỏa, Thủ tướng Narendra Modi tự hào khẳng định: “Ngày hôm nay đã đi vào lịch sử. Chúng ta đã vượt lên trên ranh giới của sự táo bạo và tiến bộ”.

Ảnh: Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chúc mừng các nhà khoa học tại trụ sở ISRO. Ảnh: REUTERS
Ảnh: Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chúc mừng các nhà khoa học tại trụ sở ISRO. Ảnh: REUTERS

Ấn Độ là quốc gia thứ tư trên thế giới thực hiện thành công sứ mệnh không hề dễ dàng này, sau Mỹ, Liên Xô (cũ) và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA). 23/41 sứ mệnh trước đó đã thất bại, trong đó có một sứ mệnh của đại gia công nghệ Nhật Bản vào năm 1999. Mỹ thực hiện sứ mệnh sao Hỏa thành công đầu tiên năm 1964 với con tàu vũ trụ mang tên Mariner 4 đã gửi về trái đất 21 hình ảnh của bề mặt hành tinh đỏ. Liên Xô và ESA lần lượt gia nhập nhóm đi đầu khám phá sao Hỏa vào năm 1971 và 2003.

Con tàu nặng 1.350 kg mang tên “cỗ máy sao hỏa” của Ấn Độ còn phá kỷ lục với chi phí “bình dân” chưa từng thấy, chỉ với 75 triệu USD, thua xa chi phí bộ phim bom tấn về đề tài không gian đoạt giải Oscar mang tên “Gravity” của Hollywood. Trong khi đó, vệ tinh mới nhất của Mỹ lên đến sao Hỏa hôm 21-9 mang tên Maven tiêu tốn đến 671 triệu USD.

Tàu Mangalyaan sẽ quay quanh quỹ đạo hành tinh đỏ trong ít nhất 6 tháng, sử dụng các thiết bị năng lượng mặt trời để thu thập dữ liệu khoa học có thể được dùng để giải mã bí ẩn về hệ thống thời tiết của sao Hỏa cũng như chuyện gì đã xảy ra với nguồn nước được cho là từng tồn tại trên hành tinh này.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo