Nạn chặt phá rừng tại những khu vực này buộc các loài động vật hoang dã, vốn là nguồn gây bệnh chủ yếu, di cư tới những vùng đất hẹp hơn, gần với con người. Các chuyên gia nhận thấy trong số các nguồn gây bệnh này, con người cùng loài linh trưởng như khỉ, tinh tinh... phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất do có đặc điểm sinh học và hệ miễn dịch giống nhau và đều dễ bị tổn thương trước cùng những loài vi khuẩn.
Các chuyên gia cảnh báo rằng con người có khả năng "chia sẻ" mầm bệnh với loài tinh tinh cao gấp 4 lần so với loài khỉ colobus do tinh tinh là "họ hàng" gần gũi nhất với con người. Một số nghiên cứu trước đây từng tuyên bố rằng tinh tinh là nguồn truyền virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch gây HIV/AIDS trực tiếp sang người.
Theo TTXVN, các nhà khoa học cho rằng sự bùng nổ dân số và thiên nhiên bị tàn phá cũng là những nguyên nhân chính làm gia tăng dịch bệnh. Các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là virus rất nhanh chóng thích nghi với những môi trường gây bênh mới. Virus cúm gà, virus Tây sông Nil, Hendra đã có bước nháy vọt trong tiến hóa để có thể gây bệnh ở người.
Đáng lo ngại là nguy cơ gia tăng các dịch bệnh mới do virus gây ra chưa có dấu hiệu kết thúc. Theo các nhà khoa học, các "điểm nóng" nhất của các nguồn bệnh lây nhiễm từ động vật là Đông Á, Nam Á, và các khu vực ở hồ Lớn của châu Phi.
Bình luận (0)